Xác định những hệ lụy của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT), các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Gia Lai luôn chú trọng thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS về hôn nhân và gia đình. Qua đó, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sáng 6/10, tại Hà Nội, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ mở rộng lần thứ 31, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm đánh giá công tác xây dựng Đảng quý III, nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2022. Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn chủ trì Hội nghị. Tham dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng ủy; cấp ủy các tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ và trưởng các tổ chức đoàn thể thuộc UBDT.
Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động), Đảng ủy, chính quyền xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai nhiều mô hình, cách làm nhằm tăng thu nhập cho người dân.
Gần 3 thập kỷ làm cán bộ thôn bản, bà Hà Thị Mỵ đã làm thơ, sáng tác các bài hát Then để lồng ghép chính sách, pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc để tuyên truyền cho người dân. Ca từ dân giã, hóm hỉnh “dễ cuốn hút” khiến người nghe thích thú truyền tai nhau, nhờ đó hiệu quả công tác tuyên truyền được nhân lên nhiều lần.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cùng với tâm huyết, tình yêu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai, chị Ksor H’Nhi đã thành lập Câu lạc bộ “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” của xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) cho thế hệ trẻ. CLB truyền dạy cồng chiêng đã góp phần bảo tồn, lan tỏa và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Gia Rai trong quá trình hội nhập và phát triển.
Với việc triển khai hiệu quả phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” Việt Nam – Lào trong suốt gần 10 năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã từng bước giúp đỡ người dân 2 bên biên giới Việt – Lào cải thiện, ổn định đời sống kinh tế, thắt chặt thêm tình đoàn kết Quân – Dân, mối quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt giữa 2 nước và giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Ngày 5/10, tại huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội), Ban Dân tộc TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn dự và chỉ đạo Hội nghị.
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 2 bộ tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi: Phân định miền núi, vùng cao và phân định theo trình độ phát triển. Việc áp dụng các bộ tiêu chí này đã gây ra nhiều hệ lụy chồng chéo, lộn xộn, rất bất cập trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng dân tộc, miền núi.
Hàng trăm nghìn hộ đồng bào DTTS sinh sống trên lâm phần của các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) đang thiếu đất sản xuất; trong khi hàng triệu ha đất sử dụng không đúng mục đích, hoặc kém hiệu quả, hoặc bỏ không…
Sau 20 năm triển khai Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có nhiều thay đổi tích cực.
9 tháng đầu năm 2022, mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng tập thể Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tập trung đổi mới, linh hoạt, sâu sát và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành; triển khai thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG). Xung quanh nội dung này, phóng viên (PV) Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.
Chiều 3/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã họp Phiên mở rộng thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG DTTS và miền núi) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, năm 2022.
Cùng với hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thì việc thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên đất đai, nhất là rừng và đất rừng ở các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) rất lỏng lẻo. Điều này khiến tài nguyên bị xâm hại, tình trạng tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD đến nay vẫn chưa “hạ nhiệt”.
Ngày 3/10, tại tỉnh Sóc Trăng, Học viện Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát huy tốt vai trò “cầu nối” trong việc chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân. Đồng thời, Người có uy tín tích cực phát triển kinh tế, vận động đồng bào các DTTS tham gia các phong trào cơ sở, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược công tác dân giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu đạt bằng hoặc cao hơn các mục tiêu của Trung ương đã đề ra tại Nghị quyết số 10/NQ-CP. Để đạt mục tiêu này, tỉnh sẽ lồng ghép các nguồn lực, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I (2021-2025)
LTS: Các nông, lâm trường quốc doanh (nay là các công ty nông, lâm nghiệp) đang quản lý hàng triệu ha đất, nhưng hiệu quả sử dụng đất không cao. Trong khi đó, mục tiêu giải quyết đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã triển khai hàng chục năm nay nhưng vẫn không thể thực hiện triệt để do thiếu quỹ đất. Giải phóng nguồn lực đất đai từ các nông, lâm trường quốc doanh sẽ là lời giải để thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chiều nay 30/9, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc với các sở, ban, ngành cấp tỉnh giai đoạn 2022 - 2025. Đây là hoạt động đã được triển khai trong nhiều năm qua và tiến hành tái ký kết 5 năm tới.
Tỉnh Bình Phước vừa tổ chức Hội nghị biểu dương già làng, Người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Sáng 30/9, tại Tp. Hạ Long, Tỉnh ủy, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV (2021 - 2022). Gần 100 đại biểu Người có uy tín tiêu biểu của tỉnh tham gia Hội nghị.