Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2579/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của DTTS rất ít người, năm 2022.
Chiều 19/10, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS Phú Thọ nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 25 Người có uy tín do ông Lê Tiến Quân – Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ làm Trưởng đoàn.
“Công tác dân vận chính là mạch nối duy trì mối liên hệ mật thiết giữa “ý Đảng” với “lòng dân” trong xã. Chúng tôi luôn lấy sự hài lòng của bà con làm thước đo kết quả công việc, đánh giá cán bộ”. Ông Lê Nguyên Long, Bí thư Đảng ủy xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang chia sẻ với chúng tôi như vậy!
Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/1/2020, được kỳ vọng tháo gỡ các tồn đọng lâu nay. Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình sử dụng đất của đồng bào DTTS là cần thiết.
Chiều ngày 18/10, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông đã chủ trì buổi gặp mặt Đoàn công tác học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miên núi - tỉnh Kon Tum. Đoàn công tác gồm 40 đại biểu do ông U Minh Nam – Phó trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng đoàn.
Đất đai là tài nguyên vô giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất quý báu của đồng bào các DTTS có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai là yêu cầu cấp thiết để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ do ông Cầm Hà Chung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn vừa có chuyến thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm tham mưu, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tại tỉnh Bắc Giang.
Sau hơn 30 năm định cư ở Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh), từ 18 nhân khẩu đứng trước vực thẳm tuyệt chủng, giờ đây cộng đồng người Chứt đã tăng lên 155 nhân khẩu. Cuộc sống người Chứt ở Rào Tre cũng đổi thay từng ngày, đã có những học sinh người Chứt ở Rào Tre đậu đại học… Người Chứt đã hồi sinh từ mảnh đất Rào Tre.
Để không ngừng phát huy vai trò, hiệu của của Ban tuyên vận, tổ tuyên vận; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình hoạt động; ngày 24/11/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Quy định số 60-QĐ/TU về về công tác tuyên vận với nhiều nội dung mới, quan trọng, khẳng định sự chỉ đạo của Tỉnh ủy cũng như vị trí, vai trò của công tác tuyên vận hiện nay.
Các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây đã yêu cầu Chính phủ, các bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở cho đồng bào DTTS. Để thực hiện hiệu quả chủ trương này, việc tạo quỹ đất, nhất là quỹ đất có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh (NLTQD), là giải pháp cấp bách.
LTS: Người Ơ Đu – thuộc nhóm DTTS rất ít người sinh sống chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An). Nhiều năm qua, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào Ơ Đu, những nỗ lực bảo tồn, gìn giữ văn hoá người Ơ Đu đang được thực hiện, để “cứu” một tộc người trước sự phai nhạt bản sắc văn hóa, chữ viết, phong tục tập quán; cùng với đó là những trợ lực để đồng bào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống…
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2281/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 trên địa bàn.
Trong 2 ngày (13 - 14/10), tại Trung tâm Chính trị Tp. Pleiku, Văn phòng HĐND - UBND Tp. Pleiku (Gia Lai) đã phối hợp với Trung tâm Chính trị Tp. Pleiku mở lớp tập huấn thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2022.
Ngày 14/10, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), bà Lương Thị Việt Yến - Phó vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã thân mật gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa. Cùng tiếp Đoàn còn có lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang, huyện Quản Bạ đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, qua đó góp phần làm thay đổi diện mạo các thôn, bản vùng cao và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Ngày 13/10, Ban Dân vận Huyện ủy Bắc Hà phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức 02 hội nghị tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cho 260 đại biểu bao gồm: Bí thư chi bộ, trưởng thôn; Người có uy tín, thầy mo, thầy cúng, trưởng dòng họ; Trưởng ban Công tác Mặt trận, chức việc tôn giáo, chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên, đại diện các hộ dân tại 2 xã vùng cao Tả Văn Chư và Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà.
Ngày 13/10, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức phiên họp về công tác chuẩn bị tổ chức “Chương trình biểu dương, tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS toàn quốc giai đoạn 2017 - 2022” (Chương trình). Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr đồng chủ trì phiên họp.
Triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG), Bắc Kạn xác định thực hiện mục tiêu của Chương trình là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS. Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đã bắt tay vào triển khai Chương trình MTQG với quyết tâm cao. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Bế Ngọc Thuấn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, cơ quan Thường trực Chương trình MTQG tỉnh Bắc Kạn.
Diện tích đất chuyển giao từ các nông, lâm trường (NLT) về cho địa phương là quỹ đất cần thiết để giải quyết nhu cầu cấp bách về đất sản xuất của đồng bào DTTS. Chủ trương này được triển khai từ năm 2004, nhưng đến nay vẫn vướng mắc khiến nhiều diện tích đất đang “nằm chờ”, còn hàng trăm nghìn hộ gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi lại “khát” đất sản xuất.
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; các sở, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch triển khai Dự án 6 về bảo tồn, phát huy văn hóa thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi. Hy vọng đây sẽ là nguồn lực mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả công tác này.