Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triển khai Chương trình MTQG là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2021-2025

Minh Thu (thực hiện) - 10:07, 13/10/2022

Triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG), Bắc Kạn xác định thực hiện mục tiêu của Chương trình là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS. Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đã bắt tay vào triển khai Chương trình MTQG với quyết tâm cao. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Bế Ngọc Thuấn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, cơ quan Thường trực Chương trình MTQG tỉnh Bắc Kạn.

Ông Bế Ngọc Thuấn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn
Ông Bế Ngọc Thuấn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn

PV: Thưa ông, thời gian qua, việc thực hiện chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi của tỉnh Bắc Kạn phát triển như thế nào?

Ông Bế Ngọc Thuấn: Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh. Các cấp, các ngành đã tích cực, chủ động tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường triển khai công tác dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Các chương trình, chính sách dân tộc đã phát huy được hiệu quả, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng DTTS và miền núi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các thôn, xã, vùng, miền, khu vực. Đến nay, toàn tỉnh đã có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã và có điểm bưu điện - văn hóa xã; 97,3% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 98,5% số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% xã được phủ sóng điện thoại di động, 80% xã, phường có trạm truyền thanh cơ sở hoạt động tốt; tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 95,4%, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 96,3%; 104/318 trường đạt chuẩn quốc gia về giáo dục… Công tác dân tộc được triển khai toàn diện, có hiệu quả đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

PV: Hiện tại, Chương trình MTQG đã được tỉnh Bắc Kạn triển khai thực hiện như thế nào? Ông có thể cho biết một số khó khăn, vướng mắc?

Ông Bế Ngọc Thuấn: Tại Quyết định số 1719, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trên cơ sở chương trình và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng đã ban hành quyết định Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 và Quyết định thành lập thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình thuộc Ban Dân tộc. 

Tại cấp huyện, đến nay có 8/8 huyện, thành phố thành lập BCĐ Chương trình và ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đơn vị. Tại cấp xã thành lập BCĐ, Ban Quản lý thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Ông Bế Ngọc Thuấn (mặc áo đỏ) tại cuộc họp triển khai các nội dung Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Ông Bế Ngọc Thuấn (mặc áo đỏ) tại cuộc họp triển khai các nội dung Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Để triển khai Chương trình đồng bộ và thống nhất, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình MTQG như Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 và hằng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Kạn về việc thông qua phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 và phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện Chương trình MTQG; Ban hành Quy định về phân công, phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022… Điều này khẳng định sự quan tâm đặc biệt của tỉnh dành cho Chương trình, thực sự xem đây là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế vùng đồng bào DTTS phát triển.

Tuy nhiên, Chương trình MTQG có quy mô lớn với nhiều dự án, tiểu dự án thành phần, trong quá trình thực hiện, tỉnh Bắc Kạn đang gặp một số khó khăn như: Các bộ, ngành Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn chậm, nội dung hướng dẫn chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập, chưa đủ cơ sở để địa phương triển khai thực hiện. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ cấp tỉnh đến cơ sở còn thiếu so với nhiệm vụ được giao. Tại cấp huyện không còn phòng dân tộc, chỉ phân công 1 công chức phụ trách, cấp xã 1 người kiêm nhiệm, do vậy khi triển khai Chương trình còn gặp nhiều khó khăn, tiến độ triển khai thực hiện còn chậm, đến nay chưa thực hiện giải ngân.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030
Đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn sẽ được hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn thuộc dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Ảnh minh họa)

PV: Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG, giai đoạn I: từ năm 2021-2025, tỉnh Bắc Kạn đề ra những mục tiêu và giải pháp gì, thưa ông?

Ông Bế Ngọc Thuấn: Trong năm 2022, Ban Chỉ đạo Các Chương trình MTQG tỉnh đưa ra nhiệm vụ từng Chương trình. Đối với Chương trình MTQG Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2022 là năm chính thức triển khai trong giai đoạn 2021-2025. Đến thời điểm hiện tại, các văn bản hướng dẫn của Trung ương cơ bản đã đầy đủ và trên cơ sở nguồn vốn được giao, tỉnh Bắc Kạn đã phân bổ cho các đơn vị, địa phương. Hiện nay, tỉnh đang tập trung chỉ đạo triển khai những nội dung đã có đủ căn cứ và hướng dẫn thực hiện; xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của tỉnh, đồng thời triển khai thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch năm 2022. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chương trình. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về thực hiện chương trình. Các địa phương đẩy mạnh truyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong trong thực hiện chương trình.

Quan điểm chỉ đạo của tỉnh Bắc Kạn là tập trung khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng của từng địa phương; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Tiếp tục xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển kinh tế nông thôn, vùng DTTS đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, vùng đồng bào DTTS. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, vùng đồng bào DTTS đồng bộ; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

PV: Ông có đề xuất, kiến nghị gì với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG để Chương trình sớm đi vào cuộc sống, góp phần phát triển KT-XH ở vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn?

Ông Bế Ngọc Thuấn: Tỉnh Bắc Kạn đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phụ trách dự án, tiểu dự án sớm ban hành đầy đủ Thông tư, văn bản hướng dẫn để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. Kịp thời có ý kiến tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc địa phương đã phản ánh về cơ chế, chính sách và những bất cập sau khi các bộ, ngành ban hành Thông tư, văn bản hướng dẫn. Cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân nguồn vốn giao năm 2022 sang năm 2023 để tiếp tục thực hiện.

Xin trân trọng cảm ơn ông!


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Vừa qua, tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc, trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển (UBDT) và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 20:18, 25/03/2023
Chiều ngày 25/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Media - BDT - 18:30, 25/03/2023
Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Thời sự - PV - 17:58, 25/03/2023
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), sáng 25/3, tại Hà Nội, Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ.
Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thời sự - PV - 17:56, 25/03/2023
Chiều 25/3, trong chương trình làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An và dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh.
Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 16:22, 25/03/2023
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc khô, có thành phần chính từ hoa cúc khô, đây là một thảo mộc quý có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm nhiệt, cảm cúm, hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon, giảm đau đầu mệt mỏi, giảm mỡ máu... Sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu công dụng của trà hoa cúc với sức khỏe của con người nhé.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Môi trường sống - PV - 15:54, 25/03/2023
Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 25/3/2023 với thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”, nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động.
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 14:49, 25/03/2023
Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Thời sự - Lê Vũ - 13:54, 25/03/2023
Đây là chủ đề sự kiện đánh dấu cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong hơn 25 năm qua, với thành quả đột phá về cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chính sách thông thoáng, cởi mở, tư duy phát triển không ngừng đổi mới sáng tạo... vừa được UBND tỉnh tổ chức sáng 25/3.
Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Du lịch - Hồng Phúc - 13:33, 25/03/2023
Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh phát hiện hệ thống hang động còn nguyên sơ với tổng chiều dài 3.349 m tại Quảng Bình.
Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Nghề nghiệp - Việc làm - P.V - 12:44, 25/03/2023
Lựa chọn ngành nghề nào để có tương lai sau này mà phù hợp với bản thân mình đang là nỗi băn khoăn đối với các em học sinh lớp 12 cũng như phụ huynh. Ông Ngô Minh Tuấn - Người sáng lập Trường huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam Global đã có trao đổi về vấn đề này.