Ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Người có uy tín có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, được ví như những "nhịp cầu" gắn kết ý Đảng - lòng dân, là trung tâm của khối Đại đoàn kết trong cộng đồng, đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua ở địa phương.
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tuy nhiên thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Lào Cai, đã quan tâm đến việc huy động, linh hoạt các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để giải quyết những vấn đề khó khăn bức thiết của đồng bào DTTS, trong đó có việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, việc huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình MTQG là rất quan trọng, để giải quyết toàn diện khó khăn, hạn chế, góp phần giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đang tích cực phát huy tốt nhất nguồn lực từ Chương trình để khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Đây được kỳ vọng là lực đẩy để giúp các địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS.
Sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo trên thực tế là không đầy đủ. Năm 2022 là năm đầu tiên Việt Nam áp dụng đầy đủ, toàn diện chuẩn nghèo đa chiều để tránh tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo.
Giai đoạn 2016 – 2020, với việc áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã có bước đột phá quan trọng. Thực trạng vùng “lõi nghèo” từ góc độ tiếp cận nghèo đa chiều là tiền đề để xây dựng Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Được cộng đồng người Dao thôn Đại Thành, xã Ea M’droah, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tín nhiệm suy tôn làm Người có uy tín, nhiều năm qua chị Bàn Mùi Khe (SN 1987) đã cống hiến hết mình, đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế và làm thay đổi suy nghĩ, cách sản xuất của đồng bào Dao nơi đây.
Ở vùng nông thôn miền núi, chuẩn nghèo về thu nhập từ mức dưới 55 nghìn đồng/người/tháng (năm 1997) được nâng lên thành 1,5 triệu đồng/người/tháng trong giai đoạn 2021 – 2025. Với mức tăng gần 30 lần sau 35 năm (1997 – 2022), tiêu chí về thu nhập là công cụ đo lường chính xác cho hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ta.
Ông Chu Văn Cường, dân tộc Tày, thôn Phú Ninh, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) luôn được bà con tin tưởng, kính trọng. Là Người có uy tín, nhiều năm qua, ông Cường đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua, đặc biệt phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào vùng DTTS, theo đó lực lượng Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác vận động, tuyên truyền, nêu gương để đồng bào học tập, làm theo.
Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, những Người có uy tín, già làng, trưởng bản - Những "thủ lĩnh" ở miền Tây xứ Nghệ đã tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia phát hiện, tố giác loại tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự bản làng.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Việt Nam đã 08 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia. Bắt đầu từ năm 2016, Việt Nam là quốc gia tiên phong trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương áp dụng chuẩn nghèo đa chiều làm công cụ xác định mục tiêu, theo dõi thực trạng nghèo và xây dựng chính sách. Với việc chuyển từ chuẩn nghèo đơn chiều sang chuẩn nghèo đa chiều dựa vào các quyền cơ bản của con người được quy định trong Hiến pháp, công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được triển khai bao trùm, với một hệ thống chính sách đồng bộ, trên mọi lĩnh vực. Kết quả giảm nghèo đa chiều ở địa bàn này là thước đo sự thành công chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Trong khuôn khổ Chương trình làm việc của Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện các Chương trình MTQG, ngày 12/11, được sự ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG, Đoàn công tác Trung ương do ông Hà Việt Quân - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 chủ trì đã khảo sát, làm việc với xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Trước những khó khăn còn tồn tại ở các xã miền núi sau khi ra khỏi xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo Quyết định 861 của Chính phủ, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực tìm các giải pháp để khắc phục.
Ngày 11/11, Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là BCĐ) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả, tình hình triển khai các chương trình MTQG.
Để thực hiện thành công tác mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, từ đó, tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân. Đây là chìa khóa để tháo gỡ mọi phát sinh ở cơ sở, bảo đảm sự thành công trong các chương trình chính sách. Đặc biệt, trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn mới.
Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Thanh Hóa có 79 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi xã ĐBKK trở thành xã NTM. Để các xã phát triển bền vững, nguồn "trợ lực" từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230 giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Nhiều năm nay, nhằm động viên khuyến khích đội ngũ Người uy tín phát huy vai trò là "cầu nối", là "điểm tựa" của đồng bào DTTS ở các bản làng, tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm triển khai kịp thời các chính sách chăm lo đối với đội ngũ Người có uy tín. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị về vấn đề này.
Chiều 10/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc đã diễn ra Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2022
Ngày 10/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giai đoạn 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Sáng 9/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), đồng chí Nông Quốc Tuấn - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm, Bí thư đảng ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan UBDT đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo về thực hiện Quy chế dân chủ của UBDT nhằm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Quy chế dân chủ của UBDT trong thời gian qua. Tham dự có các thành viên Ban Chỉ đạo.