UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 345/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023. Cũng trong năm 2023, tỉnh Bình Phước sẽ lồng ghép một số nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vào Chương trình Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Ngày 29/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ của UBDT đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ. Tham dự buổi nghiệm thu có các thành viên Hội đồng và một số nhà khoa học.
Ngày 29/11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo báo cáo tổng hợp dự án điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở các xã đặc biệt khó khănvùng đồng bào DTTS và miền núi. Tham dự Hội thảo có các đại biểu khách mời: Thanh tra viên cao cấp, Nguyên Chánh thanh tra Ủy ban Dân tộc Nguyễn Hữu Giảng; Chuyên viên cao cấp, nguyên Thư ký Bộ trưởng, Chủ nhiệm, nguyên Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc Vũ Hữu Hoạt và một số chuyên gia, nhà khoa học; đại diện một số vụ, đơn vị trực trực thuộc UBDT và một số cơ quan báo chí…
Chiều 29/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận. Cùng tiếp đón Đoàn còn có đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT).
Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống xảy ra tại vùng đồng bào DTTS Thanh Hóa đang là vấn đề nan giải. Dù chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn, nhưng tình trạng này vẫn đang xảy ra tại các huyện biên giới đặc biệt khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tối ngày 27/11, tại xã Ia Ko (huyện Chư Sê, Gia Lai), Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Sê tổ chức chương trình giao lưu thể thao, biễu diễn văn nghệ và tuyên truyền phổ biến pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn.
Không chỉ, gương mẫu đi đầu, mà đội ngũ Người có uy tín còn trực tiếp đến từng hộ dân, gặp từng người để tuyên, vận động bà con thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục, cùng chung sức xây dựng NTM, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững... Đó là những việc mà những Người có uy tín tỉnh Cao Bằng đang làm thường xuyên cho cộng đồng để xây dựng bản làng ấm no.
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Những năm qua Người có uy tín ở Vân Hồ (Sơn La) đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các phong trào phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo..., góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Để làm tốt được những việc này, bí quyết của Người uy tín ở Vân Hồ là phải luôn "lắng nghe bà con, hiểu bà con".
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là những mục tiêu của Tiểu dự án 1, thuộc Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025. Để đạt mục tiêu này, tỉnh Sơn La đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào; đồng thời giúp đồng bào nắm được quyền lợi của mình, vừa góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG.
Những năm qua, trong khi rừng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bị xâm hại nghiêm trọng, thì vẫn có một số khu rừng nguyên sinh được bảo vệ, chăm sóc nguyên vẹn. Để giữ được những cánh rừng này, có vai trò đóng góp quan trọng của các già làng, Người có uy tín trong việc phát huy, vận dụng luật tục tốt đẹp và tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm các quy ước, hương ước của làng để giữ rừng.
Sơn La là tỉnh miền núi, có trên 274 km đường biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Luông Pha Bang của nước CHDCND Lào. Để làm tốt công tác biên giới lãnh thổ, tiếp tục vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, tỉnh đã chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào các dân tộc sinh sống ở vùng biên; qua đó xây dựng vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển.
Trong những năm qua, ông Bế Sinh Nghiệp, dân tộc Tày, thôn Ngàn Vàng Dưới, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) là người đã có nhiều đóng góp trong các phong trào ở địa phương; đặc biệt là ông còn tham gia xử lý thành công nhiều vụ việc tranh chấp về đất rừng, lấn chiếm đất rừng của các hộ dân trên địa bàn. Từ những việc làm, uy tín của ông, hơn 10 năm qua ông luôn được người dân tín nhiệm bầu là Người có uy tín.
Tỉnh Bình Định có 122 Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Tây Sơn, Hoài Ân và Phù Cát. Trong những năm qua, những Người có uy tín đã có những đóng góp thiết thực cho các phong trào ở địa phương, cùng chung tay xây dựng quê hương, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự và củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 24/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh đã có buổi làm việc với Báo Dân tộc và Phát triển về tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Tham dự buổi làm việc có các thành viên trong Ban Biên tập, lãnh đạo các ban chuyên môn Báo Dân tộc và Phát triển.
Sáng 24/11, tại Cao Bằng, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Lớp bồi dưỡng Kỹ năng tư duy sáng tạo trong việc tham mưu xây dựng, thực hiện chương trình, chính sách, dự án tại vùng DTTS và miền núi cho công chức, viên chức. Tham gia Lớp bồi dưỡng gồm 40 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc của Ủy ban Dân tộc và cán bộ dân tộc tỉnh Cao Bằng. Lớp học được tổ chức trong 3 ngày, từ 24 - 26/11.
Già làng, Người có uy tín Ksor Cân với vai trò, trách nhiệm và tầm ảnh hưởng của mình đã làm cho bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đoàn kết xây dựng nông thôn mới và giữ gìn văn hóa truyền thống. Nhờ vậy, đời sống của đồng bào DTTS làng Dăng ngày càng chuyển biến tích cực.
Ngày 23/11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị đánh giá 1 năm thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình 1719). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh đồng chủ trì Hội nghị.
Nghỉ hưu trở về quê, ông Y’Nguôm Byă ở buôn Đắk Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk được người dân tin tưởng bầu là Người có uy tín. Nhiều năm qua, ông Y’Nguôm Byă không những tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước mà còn nỗ lực giữ gìn nét đẹp văn hóa của đồng bào Mnông.
Trong không gian phát triển chung, tỉnh Khánh Hòa xác định địa bàn miền núi, vùng đồng bào DTTS có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh. Thực hiện chủ trương đổi mới tư duy theo hướng tự lực tự cường, biến khó khăn thách thức thành cơ hội, tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách, ưu tiên phát triển bền vững địa bàn này.