Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Kết quả tích cực từ các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vùng DTTS

Quỳnh Trâm - 10:17, 09/12/2024

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS tại khu vực miền núi miền núi luôn được các cấp, các ngành của tỉnh Thanh Hóa xác định là nhiệm vụ quan trọng. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, trong đó có các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đa dạng nội dung tuyên truyền

Trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tổ chức các hội nghị tuyên truyền pháp luật, thu hút 4.600 đại biểu từ các thôn, bản khó khăn của các huyện miền núi tham gia. Riêng năm 2023, Ban Dân tộc đã triển khai 16 kế hoạch tuyên truyền pháp luật, đảm bảo hiệu quả và độ phủ rộng đến các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Qua đó, giúp đồng bào DTTS nhận thức sâu sắc hơn về pháp luật và các chính sách dân tộc, thúc đẩy quá trình phát triển bền vững tại khu vực này.

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Ngọc Lặc tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc năm 2024
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Ngọc Lặc tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc năm 2024

Năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục triển khai Nội dung 02, Tiểu dự án 01, Dự án 10: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt Chương trình 1719).

Theo đó, Ban Dân tộc đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức được 2 hội nghị tuyên truyền PBGDPL tại 17 xã của huyện Bá Thước, thu hút hơn 300 đại biểu từ các thôn, bản đặc biệt khó khăn tham gia. Mỗi thôn, bản đều có đại diện trưởng bản, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín và các tổ chức đoàn thể như: Chi đoàn thanh niên, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Nông dân tham gia hội nghị. Trong tháng 11/2024, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, cũng đã tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh tại trường THCS dân tộc nội trú huyện Ngọc Lặc.

Bên cạnh đó, Ban cũng đã triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 39/KH-UBND, ngày 6/2/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn. Trên cơ sở đó, các phòng Dân tộc của huyện trên địa bàn, đã mưu để UBND các huyện miền núi phối hợp với các xã thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS trên địa bàn từng huyện.

Phù hợp từng địa bàn, đối tượng

Điển hình như tại huyện Quan Sơn, UBND huyện Quan Sơn đã thực hiện nội dung 2, Tiểu dự án 1, Dự án 10 theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tập trung phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong năm 2024, huyện đã tổ chức 85 hội nghị tuyên truyền pháp luật cho hơn 8.000 lượt người tham dự; ở cấp xã tổ chức được 63 cuộc với hơn 5.000 lượt người tham gia. 

Đối tượng tham gia là lãnh đạo UBND, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội, công chức các xã, thị trấn; Bí thư kiêm Trưởng bản, các đoàn thể, Người có uy tín và người dân trên địa bàn 94 bản, khu phố.

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân DTTS
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân DTTS

Nội dung tuyên truyền bao quát nhiều lĩnh vực quan trọng như: Các luật mới được Quốc hội thông qua, bao gồm Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Các quy định liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp; Các nội dung về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phòng, chống tội phạm; bình đẳng giới; dân chủ cơ sở; cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số; giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em; xóa bỏ định kiến giới; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tại huyện Quan Hóa, chỉ tính riêng trong năm 2024, toàn huyện đã tổ chức phối hợp tổ chức tuyên truyền pháp luật trên toàn huyên được 241 cuộc, tổng số người được tuyên truyền trực tiếp, là 18.354 lượt người, tài liệu được cấp phát là 18.354 tài liệu. Đối tượng tham gia là lãnh đạo UBND, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội, công chức các xã, thị trấn; Bí thư kiêm Trưởng bản, các đoàn thể, Người có uy tín và người dân trên địa bàn 107 bản, khu phố.

Dựa trên kế hoạch của tỉnh, huyện đã triển khai các hoạt động tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) với nhiều hình thức phong phú, như tổ chức các hội nghị, tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề, sân khấu hóa qua hội thi, giao lưu văn hóa - văn nghệ, và truyền thông trực quan qua pano, áp phích.

Điển hình, mới đây, huyện vừa tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) tại trường THCS&THPT Thiên Phủ. Theo đó, các em học sinh được cung cấp kiến thức về Luật Giao thông, Luật Hôn nhân và gia đình, cũng như cách phòng, chống các tệ nạn xã hội.

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, các huyện miền núi Thanh Hóa đã tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật đến các tầng lớp Nhân dân
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, các huyện miền núi Thanh Hóa đã tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật đến các tầng lớp Nhân dân

Còn tại huyện Ngọc Lặc, vào tối 8/11/2024, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cũng đã tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc. Hội thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

 Hội thi đã giúp cho các em học sinh trên địa bàn, được trang bị thêm kiến thức pháp luật nói chung và các luật có liên quan trực tiếp đến các em, từ đó tạo cho các em tinh thần chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, Hội thi cũng nhằm tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, cũng như các nội dung về phòng chống ma tuý...

Ông Cầm Bá Tường, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể trên địa bàn đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS trên địa bàn và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. 

Đến nay, các hành vi vi phạm pháp luật trong vùng đồng bào đã giảm hẳn, các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ, an ninh trật tự trên địa bàn các huyện miền núi, vùng đồng bào DTTS luôn ổn định, đồng bào ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp; đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đồng thời, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đảm bảo về năng lực chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, tập quán của đồng bào, chú trọng đội ngũ tuyên truyền là cán bộ cơ sở, để nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS và miền núi, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, giúp đồng bào phát triển kinh tế gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Tin nổi bật trang chủ
Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Pháp luật - An Yên - 1 giờ trước
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 4 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 10 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 11 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lúa rẫy . Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024. Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tin tức - Anh Đức - 11 giờ trước
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Công tác Dân tộc - PV - 11 giờ trước
Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Môi trường sống - Minh Nhật - 11 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.
Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Môi trường sống - Anh Trúc - 11 giờ trước
Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Công tác Dân tộc - V.Long - N.Tâm - 11 giờ trước
Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.