Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sơn La: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý từ Chương trình MTQG

V.Minh - 17:15, 26/11/2022

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là những mục tiêu của Tiểu dự án 1, thuộc Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025. Để đạt mục tiêu này, tỉnh Sơn La đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào; đồng thời giúp đồng bào nắm được quyền lợi của mình, vừa góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG.

Người dân huyện Mai Châu tiếp cận pháp luật về TGPL thông qua tờ gấp được Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Sơn La cấp phát
Nhiều hình thức tuyên truyền để đồng bào DTTS huyện Mai Sơn được tiếp cận kiến thức pháp luật và thụ hưởng TGPL

Tăng cường “lấp đầy” kiến thức pháp luật

Giai đoạn 2021 - 2025, theo Quyết định 861/2021/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh Sơn La có 202/204 xã, phường, thị trấn vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc phạm vi thực hiện Chương trình MTQG. Ngoài ra, giai đoạn này, tỉnh Sơn La có 2 huyện nghèo theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, gồm huyện Sốp Cộp và huyện Thuận Châu.

Đây đều là những địa bàn mà dân cư chủ yếu là đồng bào các DTTS. Để nâng cao kiến thức về pháp luật cho người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn này, những năm qua, tỉnh Sơn La đã chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), tuyên truyền, vận động và TGPL, qua đó đã đạt được những thành quả bước đầu.

Số liệu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật PBGDPL năm 2012; Lễ hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tổng kết Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” được UBND tỉnh Sơn La tổ chức ngày 7/11/2022 cho thấy, từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức trực tiếp hơn 74.700 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL, 264 cuộc thi với hơn 100.000 lượt người tham gia; đồng thời biên soạn, phát hành hơn 4 triệu tài liệu tuyên truyền. 

Qua đó, đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho Nhân dân, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, tăng cường sự đoàn kết nội bộ trong Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhu cầu cần được PBGDPL và TGPL của người dân trên địa bàn tỉnh Sơn la hiện rất lớn. (Ảnh minh họa)
Nhu cầu cần được PBGDPL và TGPL của người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện rất lớn. (Ảnh MH)

Theo ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, thông qua công tác tuyên truyền, vận động và PBGDPL, người dân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ những buổi tuyên truyền, PBGDPL được tổ chức tại cơ sở, người dân được tiếp cận và tương tác hai chiều với hoạt động tuyên truyền pháp luật miễn phí; từ đó nâng cao hiểu biết kiến thức pháp luật, giúp người dân biết tự bảo vệ mình trước các hành vi vi phạm pháp luật.

Hiệu quả từ hiểu biết pháp luật

Tại bản Tà Cọ, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, trong buổi tuyên truyền, PBGDPL, chị Lường Thị Niễn cho biết, khi cán bộ về nói chuyện, mình biết được thêm nhiều thứ mà pháp luật quy định, hóa ra, nhiều việc mà mình thực hiện ở bản chưa đúng đâu. Cán bộ giải thích cặn kẽ nên mình hiểu thêm được nhiều thứ mà thực hiện cho đúng. Đặc biệt, mình biết được quyền và nghĩa vụ trong các công việc của bản, của xã.

Qua những buổi tuyên truyền đến tận bản của các đơn vị chức năng huyện Sốp Cộp, người dân được trực tiếp nghe, giải đáp về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhờ đó, họ càng hiểu và thêm tin tưởng vào Đảng và các cấp chính quyền; thực hiện tốt chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Những năm gần đây, trong các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng Nhân dân các cấp, tỷ lệ cử tri tham gia rất cao (năm 2016 đạt tỷ lệ 99,59%, năm 2021 đạt tỷ lệ 99,23%). Nhờ sự tuyên truyền tích cực của chính quyền địa phương về mô hình, cách làm cũng như việc quảng bá thương hiệu, người dân càng tích cực tham gia lao động sản xuất, từ đó có nhiều mô hình điển hình về phát triển kinh tế.

Thông qua tuyên truyền, người dân ở các xã nghèo hiểu rõ hơn quyền được TGPL của mình; từ đó bảo vệ mình, đồng thời lan tỏa hiểu biết pháp luật về TGPL đến với mọi người
Thông qua tuyên truyền, người dân ở các xã nghèo hiểu rõ hơn quyền được TGPL của mình và lan tỏa hiểu biết pháp luật đến với mọi người

Cũng giống như Sốp Cộp, Thuận Châu cũng là huyện tiêu biểu trên địa bàn tỉnh tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL. Xã vùng cao Long Hẹ nơi có hơn 99% là đồng bào DTTS, trong đó có hơn 70% là đồng bào dân tộc Mông, trình độ nhận thức người dân còn nhiều hạn chế, tệ nạn tội phạm ma túy, tảo hôn, tranh chấp đất đai vẫn diễn ra.

Ông Vừ A Hờ, Chủ tịch UBND xã Long Hẹ, cho biết: Xã đã phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín, sử dụng tiếng địa phương, trực tiếp đến từng bản, từng nhà để tuyên truyền. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật gồm 10 thành viên đang công tác tại Đảng ủy, HĐND, UBND xã, sẵn sàng giải đáp, hướng dẫn và tư vấn pháp luật cho người dân; xã có 14 tổ hòa giải tại với 94 hòa giải viên, gồm Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận cùng đại diện các tổ chức đoàn thể.

Từ năm 2021 đến nay, Hội đồng PBGDPL xã đã phối hợp tổ chức 3 cuộc tuyên truyền PBGDPL tại 3 bản Chà Mạy, Co Nhừ, Nà Nôm, thu hút hơn 250 người dân tham gia; phát hành trên 500 tài liệu, tờ rơi liên quan đến kiến thức pháp luật... Đến nay, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của bà con từng bước được nâng lên, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện đất đai, tảo hôn, tệ nạn ma túy trên địa bàn xã đã giảm hẳn. Hiện nay, huyện Thuận Châu có 23/29 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật...

Tại Sơn La, năm 2022, thực hiện nội dung số 2, Tiểu dự án 1, thuộc Dự án 10 trong Chương trình MTQG, Ban Dân tộc Sơn La được tỉnh giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện.

Điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, giao thông đi lại cách trở là khiến người dân ở vùng sâu, vùng xa dễ bị lợi dụng, lôi kéo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. (Trong ảnh: đường vào xã Mường Cai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La)
Điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, giao thông đi lại cách trở là khiến người dân ở vùng sâu, vùng xa dễ bị lợi dụng, lôi kéo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. (Trong ảnh: đường vào xã Mường Cai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La)

Tuy nhiên, theo ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, để hoạt động PBGDPL thực sự hiệu quả trong việc đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào, thì công tác Trợ giúp pháp lý (TGPL) cũng phải được đặc biệt quan tâm. Bởi phần lớn đồng bào DTTS nói chung trên địa bàn tỉnh Sơn La lại có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập thấp, thường là nhóm người cận nghèo, nhận thức pháp luật, xã hội còn hạn chế, thường quen xử sự theo phong tục tập quán (thậm chí có những phong tục lạc hậu, không phù hợp với pháp luật)... dễ dẫn đến vi phạm pháp luật, dễ bị lợi dụng, lôi kéo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng bào DTTS khi đó không biết hoặc không thể tự bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nên khi có vướng mắc pháp luật dễ dẫn đến tình trạng tranh chấp hoặc khiếu kiện vượt cấp kéo dài.

Hạn chế này được kỳ vọng sẽ được tháo gỡ trong quá trình triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 theo Quyết định 1719/QĐ-TTg. Cụ thể, Dự án 10, tại nội dung số 2 (tiểu dự án 1) đặt mục tiêu tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho già làng, trưởng bản, Người uy tín, chức sắc tôn giáo, đồng bào DTTS và Nhân dân; Tại nội dung số 3 đã mở rộng đối tượng, địa bàn được hưởng TGPL. Việc mở rộng đối tượng, địa bàn TGPL này nhằm bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn cho gần 12.200 người dân vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn cho gần 12.200 người dân vùng đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Gia Lai đã tổ chức 136 hội nghị tập huấn cho già làng, Người có uy tín, trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của thôn, làng với gần 12.200 lượt người tham dự và xây dựng các mô hình, phiên tòa giả định, hội thi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 23:19, 01/10/2023
Làng chài Cửa Vạn và làng chài Vung Viêng trên vịnh Hạ Long từng được bình chọn là một trong những làng chài cổ đẹp nhất thế giới. Theo thời gian, hiện nay 2 làng chài này đang có hiện tượng xuống cấp nhiều. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của địa phương vẫn còn đang loay hoay phương án để sửa chữa.
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Xã hội - Thùy Trang - Mai Hương - 23:03, 01/10/2023
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng với Công đoàn các cơ sở kịp thời có mặt để thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ đối với các xã bị thiệt hại nặng nề và hỗ trợ 3 triệu đồng đối với các gia đình có thân nhân bị mất do mưa lũ.
Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Tin tức - Mỹ Dung - 22:52, 01/10/2023
Ngày 1/10, tại Tp. Hạ Long, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cấp Bộ năm 2023. Lãnh đạo Bộ Công an, một số bộ, ban, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng tham dự buổi diễn tập.
Yên Bái: Du khách

Yên Bái: Du khách "no bụng, đã mắt" tại Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 22:50, 01/10/2023
Hàng loạt món ăn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc kết hợp cùng cách thức trang trí, tiểu cảnh độc đáo đã làm nhiều du khách "no bụng, đã mắt" khi đến với Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc năm 2023 tại quảng trường Bông Lúa (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Tin tức - Hương Trà - 22:34, 01/10/2023
Trước những thiệt hại về người, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh do mưa lũ những ngày qua tại nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi tới học sinh, giáo viên cũng như ngành giáo dục tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Lê Hường - 22:32, 01/10/2023
Ngày 1/10, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công 2 mẹ con sau hơn 5 năm bị bán sang Trung Quốc làm vợ.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Media - Thuý Hồng - Tào Đạt - 18:02, 01/10/2023
Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 09:41, 01/10/2023
Vừa qua, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia” với sự tham dự của trên 200 khách mời.
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Tin tức - Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:29, 30/09/2023
Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023 với chủ đề “Miền di sản” đã chính thức khai mạc vào tối 30/9 tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Đây là một trong những sự kiện được tổ chức thường niên, đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Nghĩa Lộ.
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Media - Tào Đạt - Thúy Hồng - 22:52, 30/09/2023
Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.