Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Lỷ Văn Thắng, sinh năm 1988, dân tộc Dao, đã được bà con thôn Tán Trúc Tùng, xã Quảng An, huyện Đầm Hà tín nhiệm bầu là Người uy tín. Đáp lại sự tin tưởng của bà con, bao năm qua, anh Thắng đã luôn thể hiện sức trẻ xung kích, tiên phong và phát huy vai trò của mình trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào do chính quyền phát động, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của địa phương.
Xác định, để xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào DTTS, ngoài chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của cấp ủy Đảng, chính quyền...thì sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu này.
Đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, lao động người DTTS được hỗ trợ từ chi phí đào tạo, học ngoại ngữ, học nghề, khám sức khỏe,… cho đến thủ tục xuất nhập cảnh và cho vay toàn bộ chi phí với lãi suất ưu đãi. Tuy vậy, người dân ở các huyện nghèo vẫn chưa mặn mà tiếp cận chính sách này.
Bằng tình yêu và trách nhiệm của bản thân, văn hóa dân tộc như nhạc cụ, trang phục, bài hát, chữ viết và phong tục tập quán của đồng bào đã được những Người có uy tín gìn giữ, bảo tồn, phát huy. Ngày qua ngày, họ như những ”sứ giả” lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc đến mỗi người dân.
Đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, không chỉ giúp lao động người DTTS có thu nhập mà còn có điều kiện để nâng cao trình độ, tiếp cận kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Lực lượng lao động này sau khi về nước cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đã nhiều năm qua, từ uy tín và tinh thần trách nhiệm của mình, ông Chíu Sồi Thoòng - già làng, Người có uy tín ở thôn Tầu Tiên, xã Đồn Đạc, huyện ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh luôn được bà con tin tưởng, coi trọng. Đặc biệt, ông là người tiên phong thực hiện và vận động Nhân dân trong thôn tham gia trồng rừng gỗ lớn , góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Một thời gian dài, những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của những thế hệ đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum, trong đó có huyện Đăk Glei. Hệ lụy từ những hủ tục đã trở thành rào cản đối với các bước phát triển kinh tế - xã hội, gây mất đoàn kết trong các bản làng đồng bào.
Với những đóng góp tích cực của Người có uy tín trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở cơ sở, đặc biệt là trong cộng đồng vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định về việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín nhằm kịp thời động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho Người có uy tín phát huy vai trò quan trọng của mình. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện và qua 2 lần sửa đổi, chính sách dành cho Người có uy tín cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn mới.
Trong các nhóm giải pháp giảm nghèo thì giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động mang lại hiệu quả rõ rệt; đồng thời cũng là giải pháp để hạn chế tình trạng lao động “chui”. Từ hướng đi này, nhiều lao động người DTTS ở ở các huyện nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi sau khi được tiếp cận chính sách ưu đãi của Nhà nước đã vươn lên; tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên xuất khẩu lao động vẫn chưa đạt mục tiêu như kỳ vọng.
Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc ta, đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán đường lối “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bộ, ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc Khmer.
Tỉnh Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 46% dân số. Những năm qua, từ việc triển khai hiệu quả công tác dân tộc, các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai đã thay đổi tích cực, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm nhanh và bền vững. Kết quả này, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ Người có uy tín
Trong xu hướng phát triển và hội nhập,, bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc có nguy cơ mai một, với vai trò trách nhiệm của mình, đội ngũ Người có uy tín đã góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn, gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc mình nhất là cho thế hệ trẻ.
Hiện 99,5% hộ đồng bào dân tộc Chăm đã được sử dụng điện lưới; 97% hộ có nguồn nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ vay vốn chính sách ưu đãi chiếm 26% tổng số hộ;… Đây là những con số minh chứng cho sự đổi thay mạnh mẽ của vùng đồng bào dân tộc Chăm.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 46/2022/QĐ-UBND Quy định một số nội dung về quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG).
Ủy ban Dân tộc tổ chức Lớp tập huấn nhằm trang bị cho các trưởng thôn, Người có uy tín những kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại, công tác dân tộc; thông tin về công tác đối ngoại và công tác dân tộc ở khu vực biên giới; về cách ứng xử và xử lý các vụ việc xảy ra ở vùng biên giới...
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV chính thức diễn ra vào chiều ngày 3/11. Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn, nhiều cử tri vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những đánh giá về chất lượng phiên chất vấn. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của các cử tri.
Ngày 3/11, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2022.
Trong 2 ngày 3 - 4/11, Vụ Công tác dân tộc địa phương thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Kiên giang tổ chức Hội nghị tập huấn về “Thông tin đối ngoại cho Người có uy tín, Trưởng thôn, bản và cán bộ làm công tác dân tộc tại tỉnh Kiên Giang năm 2022”.
Người có uy tín là lực lượng quần chúng đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các DTTS; là nhịp cầu nối giữa Đảng với dân, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên mốc giới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống… Để xứng đáng với những nhìn nhận này, Người có uy tín đã khẳng định được vai trò trách nhiệm, đặc biệt là tinh thần nêu gương...
Giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề cấp bách ở địa bàn này. Ngoài quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thì việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc (CTDT) để định hướng tổ chức thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) là cấp thiết.