UBND tỉnh Hoà Bình vừa ban hành Kế hoạch số 166/KH-UBND về việc giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn.
Ngày 9/11, tại TP Hội An (Quảng Nam), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Hội nghị tập huấn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có sự tham dự của đại biểu 12 tỉnh, thành khu vực miền núi Bắc, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định 2979/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2022.
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trong cộng đồng.
Trong những năm qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của vùng đồng bào dân tộc Mông xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Trong đó, thôn Làng Mới được coi là điểm sáng, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Để có được kết quả đó, phải kể đến vai trò hết sức quan trọng của anh Vừ Seo Chứ, sinh năm 1981, dân tộc Mông - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ tuyên vận thôn.
Trong 2 ngày 8 - 9/11, Vụ Công tác dân tộc địa phương thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh An giang tổ chức Hội nghị tập huấn về “Thông tin đối ngoại cho Người có uy tín, Trưởng thôn, bản và cán bộ làm công tác dân tộc tại tỉnh An Giang năm 2022”.
Tại TP. Cần Thơ, với sự chủ trì của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải, Vụ Công tác Dân tộc địa phương (trước đây là Vụ Địa phương III thuộc UBDT) đã trang trọng tổ chức Lễ trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho bà Huỳnh Thị Sômaly - nguyên Vụ trưởng Vụ Địa phương III - UBDT và trao Quyết định nghỉ hưu đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nguyên - nguyên Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Vụ Địa phương III - UBDT.
Ngày 8/11, UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi Việt Nam (Vameda) phía Nam tổ chức Hội nghị về triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi tại Cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông.
Chiều 8/11, Đoàn cán bộ Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước (nước CHDCND Lào) đến thăm, làm việc trao đổi kinh nghiệm với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa về quản lý nhà nước trong công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chiều 8/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang nhân dịp Đoàn đến thăm Hà Nội. Đoàn gồm 60 đại biểu, do ông Lê Bá Xuyên - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang làm Trưởng đoàn.
Ngày 7/11, Ban Dân tộc Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc 10 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022.
Xác định công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của địa phương, thời gian qua, các cấp, chính quyền huyện Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án với mục tiêu đưa vùng đồng bào DTTS phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.
Chiều 7/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai. Đoàn gồm 19 đại biểu, đại diện cho 1.121 Người có uy tín của tỉnh, do bà Giàng Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn.
Trong những thành quả phát triển ở vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn vừa qua, đáng kể nhất là sự tăng trưởng kinh tế khá cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, hạ tầng cơ sở vùng nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc… Thành quả đó bắt nguồn từ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về đầu tư phát triển vùng DTTS, miền núi . Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi đang được cả hệ thống chính trị triển khai quyết liệt, kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ để vùng DTTS, miền núi phát triển nhanh, toàn diện, bền vững trong thời gian tới.
Văn Bàn là huyện vùng sâu, vùng xa, còn nhiều khó khăn của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, phong trào xây dựng Nông thôn mới (NTM) được địa phương đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc. Một trong những giải pháp được huyện chú trọng, có vai trò quyết định đó là tập trung triển khai hiệu quả, thực chất nguồn vốn từ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021-2025, với phương châm “mỗi nguồn vốn, mỗi dự án, mỗi tiểu dự án, hoạt động phải gắn với mục tiêu hoàn thành các tiêu chí NTM.
Sáng 7/11, tại Tp. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo và giảm nghèo thông tin cho cán bộ của tổ chức công đoàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tình hình mới. Nhiều chương trình chính sách dân tộc, cùng các chương trình MTQG được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như thị trường lao động ngoài nước hiện đã được mở rộng. Do đó, việc cung cấp thông tin về thị trường cũng như chính sách hỗ trợ là giải pháp then chốt để thúc đẩy xuất khẩu lao động (XKLDD) ở các huyện nghèo.
Với sự quyết tâm xóa bỏ hủ tục của cả hệ thống chính trị, cuộc sống của đồng bào DTTS ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đang từng bước đổi thay. Kết quả đó cho thấy sự đúng đắn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, được đông đảo người dân đồng tình, hưởng ứng.
Thôn Khe Sán, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái) nằm ở lưng chừng núi, chủ yếu là người Dao và người Mông sinh sống. Đây là thôn “4 không”, không điện, trường, trạm, không sóng điện thoại, đường đi lại khó khăn. Với mong ước tiến kịp vùng xuôi, bà con thôn Khe Sán đã đặt niềm tin vào lớp trẻ, lựa chọn anh Triệu Văn Nhất, dân tộc Dao để lãnh đạo thôn phát triển .