Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Quỳ Châu

Thu Hương- Ngọc Ánh - 07:34, 09/11/2022

Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trong cộng đồng.

Ông Vi Văn Châu, Người có uy tín ở bản Thung Khạng, xã Châu Bình đọc báo tìm hiểu thông tin về công tác vận động, tuyên truyền. Ảnh: Thu Hương
Ông Vi Văn Châu, Người có uy tín ở bản Thung Khạng, xã Châu Bình đọc báo tìm hiểu thông tin về công tác vận động, tuyên truyền. Ảnh: Thu Hương

Lan tỏa phong trào xây dựng nông thôn mới

Bản Kiềng là một bản thuần nông của xã Châu Bính (Quỳ Châu), có 169 hộ với 781 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thái. Từ khi được bầu làm Bí thư Chi bộ bản Kiềng, bà Sầm Thị Lan, Người có uy tín trong bản đã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; đoàn kết, tương thân, tương ái, quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách.

Đặc biệt, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bà Sầm Thị Lan đã tích cực vận động các hộ dân trong bản hiến 186m2 đất, 51m bờ rào và hàng trăm cây cối với tổng giá trị 350 triệu đồng; đóng góp tiền và ngày công để hoàn thành 3,2 km đường giao thông nông thôn, chỉnh trang lại nhà văn hóa cộng đồng bản, làm sân bóng chuyền và sân bóng đá của bản...

Bên cạnh đó, bà Lan luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu trong tuyên truyền, vận động gia đình và bà con trong bản tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời, tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, lao động, sản xuất tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh hay đi xuất khẩu lao động... Nhờ đó, đời sống và thu nhập của người dân trong bản ngày càng được nâng lên. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người trong bản đạt 25 triệu đồng/năm thì đến năm 2021 thu nhập đã tăng lên 40 triệu đồng/người/năm.

Còn tại bản Thung Khạng, xã Châu Bình, ông Vi Văn Châu là một trong những Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS của bản. Không chỉ là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, ông Châu còn là tuyên truyền viên tích cực trong việc vận động người thân, cộng đồng tham gia ủng hộ và đóng góp xây dựng NTM.

Ông Châu chia sẻ: “Nhận thấy đời sống của nhân dân trong thôn còn khó khăn, nhiều tập tục lạc hậu đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tôi cùng các đồng chí trong Chi bộ, Ban công tác Mặt trận thôn kiên trì vận động nhân dân từng bước thay đổi tư duy, nhận thức. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, tuyên truyền với nhiều hình thức làm sao để người dân tự giác tham gia thực hiện các tiêu chí, nhất là tiêu chí về giao thông và hộ nghèo”.

Phát huy vai trò và trách nhiệm với cộng đồng, ông Châu thường xuyên gặp gỡ, động viên bà con nhân dân yên tâm phát triển kinh tế, phát huy tốt tinh thần đại đoàn kết; tuyên truyền cho bà con thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục, cùng chung sức xây dựng NTM... Để đạt được những kết quả trên, bản thân ông thường xuyên nghiên cứu, học tập qua sách, báo và trao đổi, học tập kinh nghiệm với những Người có uy tín khác để nâng cao hiểu biết, nhất là nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước...

Ông Lang Văn Chính, Chủ tịch UBND xã Châu Bính (huyện Quỳ Châu) chia sẻ: Một trong những yếu tố quyết định thành công trong xây dựng NTM là tinh thần đoàn kết của người dân và Người có uy tín chính là những sợi dây kết nối. Với tinh thần "mưa dầm thấm lâu", các chương trình, dự án đều có sự đồng thuận của nhân dân mà hoàn thành; 19/19 tiêu chí trong xây dựng NTM của địa phương đều đã đạt, là bước đà quan trọng đưa xã Châu Bính cán đích NTM vào năm 2021.

Cầu nối gắn kết “ý Đảng - lòng Dân”

Quỳ Châu là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An, dân số 60.809 người, trong đó đồng bào DTTS là 47.682 người, chiếm 78,4% (chủ yếu là dân tộc Thái). Năm 2021, số Người có uy tín trên địa bàn huyện Quỳ Châu được UBND tỉnh công nhận là 144 người, là những già làng; trưởng dòng họ, tộc trưởng; trưởng khối, bản; cán bộ nghỉ hưu;...

Người uy tín ở thị trấn Tân Lạc (Quỳ Châu) tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất mở đường để xây dựng NTM. Ảnh: Thu Hương
Người uy tín ở thị trấn Tân Lạc (Quỳ Châu) tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất mở đường để xây dựng NTM. Ảnh: Thu Hương

Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Quỳ Châu đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực; Người có uy tín đã phát huy vai trò tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, mang lại hiệu quả rất thiết thực. Đội ngũ Người có uy tín luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế. Điển hình có nhiều gia đình Người có uy tín đã áp dụng thành công mô hình kinh tế trang trại, không những cho gia đình mình thoát nghèo mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ thoát nghèo thông qua việc hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, giúp nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo làm giàu.

Trong lĩnh vực xây dựng NTM, đội ngũ Người uy tín tích cực phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia đi đầu trong hưởng ứng, thực hiện xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện có 2/11 xã (xã Châu Tiến, Châu Bính) và 30 bản đạt chuẩn NTM; bình quân toàn huyện đạt 14 tiêu chí... Đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân từng bước được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng cao, từ 4,6 triệu đồng năm 2005 lên 42,3 triệu đồng năm 2021.

Trong giữ gìn quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Người có uy tín đã tích cực tham gia, vận động người dân trên địa bàn xây dựng, triển khai nhiều mô hình thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", như mô hình: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Quản lý, giáo dục con em không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội”, “Tự quản trong dòng họ”…

Để xây dựng lực lượng, chăm lo, động viên Người có uy tín tiêu biểu, tích cực tham gia hoạt động các phong trào, hàng năm, UBND huyện Quỳ Châu đã triển khai, chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện và UBND các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, nhằm phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS; biểu dương, khen thưởng, ghi nhận những công lao đóng góp của Người có uy tín trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; quan tâm kịp thời chính sách đối với Người có uy tín trên địa bàn...

Ông Lê Thanh Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu cho biết: Để Người uy tín là cầu nối gắn kết ý Đảng với lòng dân, trong thời gian tới, huyện tiếp tục tổ chức thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín để động viên, khích lệ Người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở địa bàn dân cư; kịp thời biểu dương, khen thưởng khi Người có uy tín có thành tích xuất sắc; vận động, bố trí công việc cho Người có uy tín tham gia công tác cùng chính quyền, các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội ở cơ sở, nhằm phát huy vai trò, vị trí của Người có uy tín, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc, phản ánh kịp thời với chính quyền địa phương, Đảng, Nhà nước; tổ chức các đoàn đi học tập các mô hình tiên tiến ở các địa phương, nhằm động viên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước để họ tiếp tục tuyên truyền, vận động đồng bào ở các khu dân cư.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bắc Giang: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Bắc Giang: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phúc tạp đã và đang đặt gánh nặng lên vai không những của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn của cả xã hội.
Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Xã hội - Văn Hoa - 7 phút trước
Ngày 31/3, tại Trại giam Ngọc Lý (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023.
Nuôi ong rừng trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Nuôi ong rừng trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Kinh tế - Nguyễn Văn Chiến - 13 phút trước
Theo chân Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải (Yên Bái) Đào Thị Thu Thủy tới thăm mô hình nuôi ong rừng lấy mật của gia đình anh Sùng A Khày, xã Khao Mang, càng thấy rõ hơn sự quyết tâm thoát nghèo, làm giàu của anh Khày cũng như đồng bào Mông trên đỉnh núi Háng Cháng Lừ.
Ninh Thuận: Đồng bào Chăm bảo tồn cây thuốc quý

Ninh Thuận: Đồng bào Chăm bảo tồn cây thuốc quý

Sức khỏe - Sơn Ngọc - 13 phút trước
Từ hàng trăm nay nay, đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đã biết sử dụng các loại cây có hoạt tính cao để bào chế các loại thuốc Nam chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Mỗi gia đình người Chăm đều có một bí quyết bốc thuốc riêng, tuyệt đối không truyền cho người ngoài.
Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Sắc màu 54 - Lê Hường - 42 phút trước
Trong 2 ngày, 30 và 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với Viện Âm nhạc thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm và Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Nâng niu hạt ngọc của trời

Nâng niu hạt ngọc của trời

Sắc màu 54 - Tiêu Dao – Xuân Sang - 48 phút trước
Vào mùa thu hoạch lúa nương, đồng bào Hrê ở Quảng Ngãi vẫn dùng tay tuốt từng bông lúa, nâng niu những hạt ngọc của trời như tạ ơn cả tạo hóa, và cũng là giữ gìn truyền thống văn hóa lúa rẫy của mình.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Bắc Giang: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Bắc Giang: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Trang Diệp - 3 giờ trước
Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phúc tạp đã và đang đặt gánh nặng lên vai không những của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn của cả xã hội.
An cư trong “Mái ấm nghĩa tình”

An cư trong “Mái ấm nghĩa tình”

Chính sách dân tộc - Song An - 3 giờ trước
Mùa mưa năm nay sẽ không còn là nỗi ám ảnh với hàng nghìn gia đình chính sách, khó khăn ở Điện Biên. Những căn nhà nằm trong chương trình hỗ trợ “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” không chỉ hiện thức hóa ước mơ, mà còn giúp đồng bào an cư, yên tâm lạc nghiệp.
Tìm lại “hồn” chiêng

Tìm lại “hồn” chiêng

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 3 giờ trước
Cồng chiêng là một di sản văn hóa vô cùng quý giá và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, nhiều cồng chiêng đã bị bán, thất lạc dẫn đến tình trạng “chảy máu”. Trước thực trạng trên, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Gia Lai cùng đồng bào đã chung tay nỗ lực tìm lại “hồn” chiêng, đưa cồng chiêng trở lại với buôn làng.
Vợ chồng đảng viên lão làng tuổi đời, tuổi Đảng

Vợ chồng đảng viên lão làng tuổi đời, tuổi Đảng

Gương sáng - Giang Lam - 3 giờ trước
Bao năm nay, vợ chồng cụ Mã Văn Thịnh (92 tuổi) và Nông Thị Vinh (94 tuổi) luôn là niềm tự hào, là tấm gương sáng của bà con người Tày, thôn An Quỳnh, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên Quang: Tăng trưởng tín dụng năm 2023 lên gần 215 tỷ đồng

Tuyên Quang: Tăng trưởng tín dụng năm 2023 lên gần 215 tỷ đồng

Kinh tế - Phương Linh - 3 giờ trước
Tỉnh Tuyên Quang được Ngân hàng Chính sách xã hội giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023 lên gần 215 tỷ đồng.