Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vận động Nhân dân thông qua những việc làm ý nghĩa và bổ ích

Thanh Hưởng - 12:49, 06/11/2022

Đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông Vàng Chỉn Tờ, Người có uy tín thôn Giáp Trung, xã Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vẫn nhanh nhẹn, linh hoạt. Ở ông luôn toát lên phẩm chất của một đầu tàu gương mẫu, nói luôn đi đôi với làm.

Đoàn cán bộ Đồn Biên phòng Thàng Tín, Phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì và xã Thàng Tín đến thăm gia đình ông
Đoàn cán bộ Đồn Biên phòng Thàng Tín, Phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì và xã Thàng Tín đến thăm gia đình ông Vàng Chỉn Tờ, Người có uy tín ở thôn Giáp Trung.

Nhận được thông báo có đoàn cán bộ xã, Đồn Biên phòng Thàng Tín và Phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) tới thăm để lấy thêm thông tin hoàn thiện hồ sơ biểu dương Người có uy tín tiêu biểu cấp tỉnh giai đoạn 2020-2022, nên ông Vàng Chỉn Tờ, Người có uy tín ở thôn biên giới Giáp Trung cho đàn bò về chuồng sớm hơn thường lệ. Người đàn ông dân tộc Mông đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng từ dáng vóc đến tác phong vẫn rất nhanh nhẹn, linh hoạt.

Ông Vàng Chỉn Tờ nguyên là cán bộ xã, đã nghỉ hưu 15 năm nay, nhưng thực tế ông đâu có được nghỉ. “Đôi chân không mỏi”, từng đó thời gian từ ngày nghỉ hưu cũng là từng đó thời gian ông tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn biên giới Giáp Trung. Ông Tờ tâm sự: “Từ ngày nghỉ hưu, công việc gia đình còn vất vả hơn khi còn làm cán bộ xã đấy. Nhà có hai vợ chồng già và hai vợ chồng trẻ trồng cấy trên 1,5ha ruộng nương, chăm sóc bảo vệ hơn 2ha rừng được giao khoán, nuôi thêm đàn trâu 5 con, đàn bò 4 con, chưa kể đàn lợn, gà, ngan, vịt… ngày nào cũng phải chăn thả”.

Góp thêm câu chuyện, Trung tá Nguyễn Văn Đại, cán bộ Đồn Biên phòng Thàng Tín được tăng cường làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Thàng Tín nói: “Không chỉ việc thôn, việc chăm sóc, bảo vệ rừng, việc gia đình đâu. Bác Tờ còn đảm nhiệm một nhiệm vụ rất quan trọng ở khu vực biên giới, đó là giữ gìn cột mốc biên giới quốc gia đó”.

Công việc bình dị và đầy ý nghĩa của ông Vàng Chỉn Tờ là lau chùi cột mốc
Công việc bình dị và đầy ý nghĩa của ông Vàng Chỉn Tờ là lau chùi cột mốc

Trung tá Nguyễn Văn Đại cho biết thêm, trong những năm qua, để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia theo tinh thần Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đồn Biên phòng Thàng Tín đã tổ chức phong trào cho các tập thể, hộ gia đình và cá nhân đăng ký tham gia tự quản bảo vệ các cột mốc. Ông Vàng Chỉn Tờ đã hăng hái nhận quản lý 2 cột mốc 224 (2) và 225. Ông Tờ vẫn thường xuyên ở trên đó trông lán, nếu phát hiện vấn đề gì phát sinh tại biên giới, ông sẽ báo tin cho chính quyền xã và Đồn Biên phòng để xử lý.

Cứ mỗi lần lên thăm cột mốc 224 (2) và 225, ông Tờ lại lau chùi bốn mặt cột mốc cho sạch, cho nổi rõ những dòng chữ Việt Nam và con số in trên hai mặt chính của cột mốc cũng như kiểm tra hiện trạng của cột mốc. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng cũng lắm công phu, ông cứ một mình lầm lũi, tự giác làm hết ngày này qua ngày khác để gìn giữ, bảo vệ để cột mốc mãi vững bền theo thời gian.

Không gian trong ngôi nhà bình dị của ông Tờ treo rất nhiều Bằng khen, giấy khen
Không gian trong ngôi nhà bình dị của ông Tờ treo rất nhiều Bằng khen, giấy khen

Ông Vàng Chỉn Tờ tâm sự: “Cán bộ, dù ở cương vị nào, chúng ta vẫn phải luôn có khát vọng vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đối với việc giữ gìn các cột mốc biên giới, tôi luôn tâm niệm cột mốc quan trọng như cái cột nhà của mình, cái cột nhà mình bị hỏng, bị tổn thương thì nhà có nguy cơ đổ sập, nguy hiểm đến tính mạng, tinh thần của mình. Vì vậy, tôi luôn ráng sức làm những điều tốt nhất để góp phần cùng BĐBP giữ vững đường biên, cột mốc. Đối với việc chăm sóc, bảo vệ rừng, tôi cũng cố gắng hết sức, phải coi đó như tài sản của mình. Bảo vệ rừng là bảo vệ cho chính lợi ích của gia đình mình, cộng đồng mình.

Đối với việc chăn nuôi trâu, bò, trồng trọt, phát triển kinh tế để thoát nghèo, trở thành hộ khá của thôn thì đó là chính là cuộc sống của mình, không chịu khó thì không thể trở thành hộ khá giả được. Mình phải là một tấm gương trong làm ăn, phát triển kinh tế để bà con còn làm theo, bỏ cái tính trông chờ, ỷ lại đi. Người có uy tín chính là ở chỗ đó. Ngoài ra, mình còn phải tích cực vận động bà con trong thôn xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, không vi phạm pháp luật, chung tay giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới quốc gia nữa.

Điểm qua các thành tích của ông Tờ có được trên các Bằng khen, giấy khen được đóng, dán trang trọng trên các cột, dầm nhà thì thấy rằng, ông Tờ đã nhiều lần được khen thưởng về các thành tích trong bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Ông vàng Chỉn Tờ ((người đứng giữa) chụp hình lưu niệm cùng Đoàn công tác tại ngôi nhà của ông
Ông Vàng Chỉn Tờ (người đứng giữa) chụp hình lưu niệm cùng Đoàn công tác tại ngôi nhà của ông

Chúng tôi hỏi ông Tờ: “Bác đã được tặng Bằng khen về thành tích thực hiện 8 lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, vậy bác thấy tâm huyết nhất và nhớ nhất về lời dạy nào của Bác Hồ?”. Ông Tờ tươi cười nói tiếp: “Trong 8 lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang năm 1961, mà tôi được quán triệt, học tập, tôi thấy lời nào Bác Hồ căn dặn cũng rất ý nghĩa, phù hợp và dễ nhớ. Sau 60 năm, khi ngẫm lại, vẫn thấy những lời của Bác căn dặn sao mà sâu sắc đến thế. Tôi tâm đắc và cũng luôn nhắc nhở mọi người, nhất là các cháu còn trẻ ở trong thôn, đó là lời căn dặn thứ 7 của Bác Hồ: “Đồng bào phải cố gắng xóa nạn mù chữ, phải biết đọc, biết viết thì làm ăn mới tiến bộ”. Đúng là một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, người Mông ở bản này bỏ được tập quán du canh, du cư cũng nhờ có cái chữ. Nếu không đi học, không có kiến thức thì không biết đường nào mà làm ăn, không giữ gìn sức khỏe, không biết phân biệt phải trái, đúng sai, không thể bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu được, chỉ tụ tập uống rượu thì sẽ gây nên nhiều cái xấu khác thôi”.

Thật là khâm phục ông Vàng Chỉn Tờ, một cán bộ, đảng viên đã học, hiểu thực chất và vận dụng đúng những lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang. Ông Vàng Chỉn Tờ thật xứng đáng là Người có tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS của tỉnh Hà Giang.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 08:42, 28/03/2024
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 08:37, 28/03/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 08:33, 28/03/2024
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 08:25, 28/03/2024
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 08:24, 28/03/2024
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 08:20, 28/03/2024
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 08:17, 28/03/2024
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 08:05, 28/03/2024
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 07:53, 28/03/2024
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 07:34, 28/03/2024
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.