Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người có uy tín Bàn Mùi Khe: Chọn cách sống để góp sức xây dựng gia đình và cộng đồng phát triển

Lê Hường - 07:02, 14/11/2022

Được cộng đồng người Dao thôn Đại Thành, xã Ea M’droah, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tín nhiệm suy tôn làm Người có uy tín, nhiều năm qua chị Bàn Mùi Khe (SN 1987) đã cống hiến hết mình, đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế và làm thay đổi suy nghĩ, cách sản xuất của đồng bào Dao nơi đây.

Người có uy tín Bàn Mùi Khe là người đầu tiên mở đường trồng cà phê ở thôn Đại Thành
Người có uy tín Bàn Mùi Khe là người đầu tiên trồng cà phê ở thôn Đại Thành

Vượt lên chính mình

11 tuổi, Bàn Mùi Khe theo bố mẹ từ Cao Bằng vào Đắk Lắk lập nghiệp và tiếp tục được gia đình cho đi học. Tuy nhiên, năm Khe 13 tuổi, cậu em trai duy nhất đột ngột qua đời, cũng từ đó Khe không được đến trường nữa, mà phải ở nhà bắt chồng để có người làm nương rẫy.

Không chấp nhận làm vợ người đàn ông bố mẹ đã chọn làm chồng, năm lần bảy lượt Khe bỏ nhà đi làm thuê cho bà con đồng hương ở các xã lân cận, thậm chí bỏ đi khỏi tỉnh tìm việc làm. Sau nhiều lần đấu tranh, vượt qua bao thị phi, rào cản năm 16 tuổi, cô gái người Dao Bàn Mùi Khe  chính thức bỏ chồng.

Chị Khe chia sẻ: Bỏ chồng là điều khó chấp nhận của phụ nữ người Dao, người ta đàm tiếu, lời ra tiếng vào nhiều, cuộc sống áp lực lắm, nhưng mình không trách họ. Mình tự nghĩ, mình làm tất cả mọi việc giỏi giang, thì không ai có thể nói được mình.

“Để chứng minh cho mọi người thấy quyết định của mình không sai, tôi cố gắng làm việc cho bằng một người đàn ông, tất cả việc nặng từ xẻ gỗ làm nhà, vác bao lúa, bốc vác phân bao, đẩy cày, đẩy xe cải tiến, nhấc đá… tôi đều làm hết mình. Thời gian trôi qua, gia đình, hàng xóm dần quên đi chuyện cũ và tin tưởng mình”, chị Khe nói.

Áp dụng khoa học vào sản xuất, vườn cà phê của gia đình chị Khe năng suất ổn định, sản lượng cao
Áp dụng khoa học vào sản xuất, vườn cà phê của gia đình chị Bàn Mùi Khe năng suất ổn định, sản lượng cao

Năm 18 tuổi, chị Khe được lựa chọn làm cộng tác viên dân số kế hoạch hóa gia đình kiêm Y tế thôn, sau đó đảm đương nhiều vị trí công tác khác, dù chị mới học đến lớp 6, nhưng lại là người duy nhất trong thôn biết chữ, nên cứ có việc cần đến chữ là hàng xóm tìm đến chị Khe, mọi người trong thôn nhờ viết thư về quê, rồi đọc thư ngoài quê vào cho bà con nghe. Năm 2014, chị Khe được bầu làm Người có uy tín trong đồng bào DTTS của thôn Đại Thành.

Từ khi tham gia công tác xã hội, chị Khe tham gia nhiều lớp tập huấn, học hỏi kỹ năng điều hành, tuyên truyền, khai thác thông tin trong Nhân dân và có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết. Những kiến thức học hỏi được, trở về địa phương chị đều chia sẻ đến bà con, đặc biệt là tuyên truyền trẻ em vị thành niên không tảo hôn, không bỏ học. Đặc biệt, để giúp chị em biết chữ, chị đã đến từng nhà vận động phụ nữ tham gia lớp xóa mù chữ do chị Khe cùng với một thầy giáo trực tiếp tổ chức giảng dạy miễn phí.

“Không ai được chọn nơi mình sinh ra, nhưng tôi được chọn cách sống, sẵn sàng từ bỏ những thứ không phù hợp để góp sức mình xây dựng gia đình và cộng đồng phát triển”, chị Khe bày tỏ quan điểm.

Thôn Đại Thành hiện có hàng trăm héc ta cà phê giúp bà con dân tộc Dao ở đây có thu nhập ổn định
Thôn Đại Thành hiện có hàng trăm héc ta cà phê giúp bà con dân tộc Dao ở đây có thu nhập ổn định

Tiên phong mở đường phát triển kinh tế

Không chỉ làm tốt vai trò của một cán bộ thôn, chị Khe còn là người đi đầu, mở đường trong chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Trước đây, người dân thôn Đại Thành chỉ trồng cây ngắn ngày. Năm 2013, chị Khe mạnh dạn chuyển đổi 2 ha đất trồng bắp, mì sang trồng cà phê. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sau 3 năm, gia đình chị đã có thu nhập ổn định, do vậy, chị đã vận động bà con trong thôn chuyển đổi cây trồng. Thấy chị làm được, nhiều người dân trong thôn tìm đến học hỏi và chị Khe tận tình hướng dẫn. Chỉ trong vài năm, từ một địa bàn không có cây công nghiệp, nhờ chị Khe mà nay, cả thôn đã có hàng trăm ha cà phê. Đời sống kinh tế của bà con dân tộc Dao thôn Đại Thành vì thế cũng được nâng lên rõ rệt.

Ngoài ra, chị còn tuyên truyền vận động người dân trong thôn, thay đổi nhận thức, bỏ phong tục, tập quán lạc hậu. Chị Khe chia sẻ, năm 2016, trước thực trạng Đại Thành là thôn đứng đầu của huyện về tình trạng tảo hôn, chị đã cùng cán bộ thôn buôn, xã đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra gắt gao việc đăng ký kết hôn, xử lý, lập biên bản những cặp đôi chuẩn bị cưới mà chưa đủ tuổi. Bản thân chị luôn gần gũi tìm hiểu về cuộc sống của bà con, nên khi phát hiện trong thôn chuẩn bị có đám cưới tảo hôn, chị đã thông tin lại cho cán bộ xã, phối hợp cùng tham gia vận động, can thiệp kịp thời.

Luôn hoàn thành suất sắc nhiệm vụ và có nhiều đóng góp vì cộng đồng, Người có uy tín Bàn Mùi Khe nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, các ngành
Người có uy tín Bàn Mùi Khe luôn hoàn thành suất sắc nhiệm vụ và có nhiều đóng góp vì cộng đồng, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, các ngành

Bây giờ thôn Đại Thành không còn tảo hôn nhiều như trước, người lớn cũng không còn ép cưới, bọn trẻ ham học hơn không còn muốn lập gia đình sớm, người sinh con thứ 3 dường như cũng không còn.

Với ưu điểm là phụ nữ, còn trẻ, năng nổ nhiệt tình với công tác xã hội nên qua quá trình hoạt động, chị Khe đã tích lũy cho mình được nhiều thông tin nên chị còn mạnh dạn tham gia nhiều cuộc thi như: thôn nữ giỏi giang duyên dáng, dân vận khéo, tuyên truyền viên giỏi, thi trang phục truyền thống... mỗi cuộc thi chị đều được giải cao. Đặc biệt chị còn đạt giải là hòa giải viên giỏi cấp tỉnh. 

Với những đóng góp trong suốt những năm tháng hoạt động, năm nào chị đã nhận được  khen thưởng, biểu dương từ các cấp chính quyền. Chị cũng là nữ đại biểu 2 lần đi dự Đại hội DTTS của tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sau 4 năm giao khoán 13.000 ha rừng đặc dụng cho 16 cộng đồng bảo vệ, bước sang năm 2025, Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum không thể tiếp tục thực hiện được nội dung này do vướng quy định tại Thông tư số 22, ngày 11/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều đáng nói là Thông tư số 22 đã điều chỉnh rừng đặc dụng không phải là đối tượng rừng giao khoán theo Quyết định số 1719, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 3 giờ trước
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, mô hình trồng khoai tây của nhiều nông dân, hợp tác xã tại một số địa phương đã mang lại năng suất vượt trội, từ 23-26 tấn/ha, cá biệt có vùng lên tới 36-40 tấn, gấp 2-3 lần so với cách trồng khoai tây truyền thống.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 17/3, tại trụ sở Chính phủ, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Giáo dục - Nguyễn Thế Lượng - 23:33, 16/03/2025
Tại Nhà sinh hoạt cộng đồng, một công trình độc đáo và hữu ích của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có một không gian mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc, là nơi để các em học sinh nội trú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể.
Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Xã hội - Hòa Bình - 23:26, 16/03/2025
Nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn ở Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tham quan, mô hình trải nghiệm tại vùng biên giới, các làng DTTS.
Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vẻ đẹp độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh. Lão nông biến đồi hoang thành trang trại trù phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 23:21, 16/03/2025
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, từ văn hóa truyền thống của người dân cho đến những danh lam thắng cảnh hữu tình. Trong những năm gần đây, địa phương này đã và đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy lợi thế sẵn có để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm an cư

Năm an cư

Xã hội - Thanh Hải - 23:17, 16/03/2025
Cả nước như đang vào hội – ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trên tinh thần sẻ chia, trách nhiệm, người đứng đầu Chính phủ đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ: đến hết tháng 10/2025 phải cơ bản hoàn thành chương trình này. Khí thế ấy, tinh thần ấy đã làm nên chủ đề của năm 2025 - Năm an cư.
Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 22:46, 16/03/2025
Từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông đã được những người thợ ở Làng củi lũ Hội An (Quảng Nam) "tái sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn...
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Tin tức - Ngọc Chí - 22:41, 16/03/2025
Tối 16/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2025).
Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Thời sự - PV - 20:10, 16/03/2025
Chiều 16/3, tại thành phố Vĩnh Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình kinh tế - xã hội, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.