Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người có uy tín trẻ tuổi ở Ea M’Droh

PV - 09:56, 28/09/2018

Sinh năm 1987, Bàn Mùi Khe đã có 14 năm tham gia công tác xã hội, vận động bà con dân tộc Dao, buôn Đại Thành, xã Ea M’Droh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk nâng cao nhận thức trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe, chấp hành pháp luật; phát triển kinh tế hiệu quả... Với những nỗ lực trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát triển kinh tế, Bàn Mùi Khe đã được bà con bầu chọn là Người có uy tín nhiều năm qua.

Người có uy tín Chị Bàn Mùi Khe chăm sóc vườn cà phê.

Buôn Đại Thành, xã Ea M’Droh có gần 100% đồng bào sinh sống DTTS chủ yếu đồng bào dân tộc Dao di cư từ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh vào. Vì vậy, đời sống gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa và nhận thức xã hội còn hạn chế.

Năm 1997, Bàn Mùi Khe theo bố mẹ từ Cao Bằng vào Đăk Lăk lập nghiệp. Là con đầu trong gia đình bố mẹ làm nông, đất đai rộng nhưng người làm không có nên năm 13 tuổi, bố mẹ buộc chị phải bắt rể để có người làm. Nhưng vì không thích người đàn ông này nên năm lần bảy lượt, Khe bỏ đi làm thuê cho bà con đồng hương ở xã lân cận. Sau nhiều lần đấu tranh, 16 tuổi chị Khe chính thức bỏ chồng.

Dù phải mang theo bao tai tiếng từ những lời bàn tán của một số người trong buôn, chị Khe không hề trách họ, chị cố gắng làm tất cả mọi việc giỏi giang hơn. Năm 22 tuổi chị bắt chồng lần hai và sống hạnh phúc. Mặc dù chỉ học hết lớp 6, nhưng chị Khe lại là người có trình độ cao nhất buôn nên mới 23 tuổi, chị đã được chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong buôn tín nhiệm giới thiệu tham gia công tác xã hội ở nhiều cương vị, từ cộng tác viên dân số, y tế thôn buôn, bảo vệ chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ kiêm Tổ trưởng tổ vay vốn, đại biểu hội đồng nhân dân xã, Trưởng Ban công tác mặt trận buôn và Người có uy tín trong vùng DTTS.

“Từ khi tham gia công tác xã hội, em được đi tham gia nhiều lớp tập huấn, học hỏi kỹ năng điều hành, tuyên truyền, nói chuyện trước đám đông, khai thác thông tin trong nhân dân. Để có thêm kiến thức, hiểu biết, dù bận việc đến mấy, em cũng sắp xếp thời gian không bỏ một buổi tập huấn nào”, chị Khe chia sẻ.

Không chỉ làm tốt chức trách của một cán bộ buôn, chị Khe còn là người đi đầu trong phát triển kinh tế. Năm 2013, chị Khe là người đầu tiên chuyển đổi 2ha đất trồng bắp, mì sang trồng cà phê. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vài năm sau, gia đình chị đã có thu nhập ổn định, người dân trong buôn thấy chị làm được nên cũng tìm đến học hỏi, chị Khe tận tình chia sẻ nên chỉ trong thời gian ngắn, từ một buôn không có cây công nghiệp, nhờ chị cả buôn đã có cả trăm héc ta cà phê. Đời sống kinh tế của bà con dân tộc Dao trong buôn cải thiện rõ rệt.

Có duyên trong công tác hòa giải, năm 2014, chị Khe được người dân bầu chọn là Người có uy tín và cũng là Người có uy tín trẻ tuổi nhất vùng. Trong tổ hòa giải chỉ có chị Khe là nữ lại trẻ tuổi nhất, công việc toàn phải đi đêm, nên không ít lần chị Khe phải để con ngủ ở nhà một mình, nhờ chồng đưa đi.

“Có những vụ việc giải quyết mãi không xong đêm nằm không ngủ được vì thấy day dứt, phải tìm hiểu thật kỹ sự việc để đưa ra giải pháp phù hợp rất mất thời gian. Mỗi lần trong buôn có chuyện phải hòa giải, phải tìm hiểu vụ việc và suy nghĩ nhiều phương án để cuộc hòa giải thành công”, Bàn Mùi Khe tâm sự.

Năm 2016, tình trạng tảo hôn ở xã Ea M’droh đứng đầu toàn huyện, nhưng đầu năm 2017 đến nay, xã đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra gắt gao việc đăng ký kết hôn, xử lý, lập biên bản những cặp đôi chuẩn bị cưới chưa đủ tuổi. Bản thân bám sát cuộc sống của bà con nên mỗi khi trong buôn chuẩn bị có đám cưới tảo hôn, chị Khe báo chính quyền can thiệp kịp thời.

“Mấy năm nay, buôn Đại Thành giảm hẳn tình trạng tảo hôn, người lớn không còn ép cưới, bọn trẻ bây giờ ham học rồi không còn muốn lấy chồng sớm nữa, người sinh con thứ 3 gần như không còn nữa”, Bàn Mùi Khe cho biết.

Được biết, vào các buổi tối chị còn dành thời gian đứng lớp xóa mù dạy chị em phụ nữ trong buôn học chữ. Với những nỗ lực, đóng góp chị Bàn Mùi Khe nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương từ cấp cơ sở đến Trung ương trao tặng.

LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Trong nhiều năm trở lại đây, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều Người có uy tín của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 19:04, 10/06/2023
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình tại nhiều địa phương cũng bộc lộ một số bất cập cần tháo gỡ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Gương sáng - Mỹ Dung - 18:54, 10/06/2023
Trong nhiều năm trở lại đây, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều Người có uy tín của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.
Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Tìm trong di sản - Sơn Ngọc - 18:49, 10/06/2023
Tại làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) có nhiều nghệ nhân người Chăm làm gốm thủ công rất giỏi. Trong số đó có nghệ nhân Đàng Thị Hoa từng đoạt giải Nhất tại Hội thi Bàn tay vàng do HTX Gốm Chăm Bàu Trúc tổ chức.
Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 18:46, 10/06/2023
Lai Châu - miền đất địa đầu phía Tây Bắc Tổ quốc với 20 dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc có một nét đẹp văn hóa riêng, góp phần làm phong phú cho văn hóa các dân tộc. Sự phong phú của văn hóa ấy được thể hiện rõ nét từ phong tục tập quán, ẩm thực cho đến trang phục. Khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, phụ nữ các dân tộc ở Lai Châu toát lên vẻ đẹp trong sáng, thuần hậu...
Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Xã hội - Quỳnh Trâm - 18:36, 10/06/2023
Sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Bến En, nhiều người dân tộc Thái vốn sống nhờ rừng ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã không còn kế sinh nhai, khi không còn đất rừng sản xuất. Trong khi ruộng lúa thì thường xuyên bị ngập nước khiến họ thiếu thốn nhiều bề, không thể thoát nghèo.
Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Tin tức - Mỹ Dung - Hà Linh - 18:20, 10/06/2023
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại quảng cáo Phong Linh, tổ 14, khu 2, phường Hà Khẩu, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển nhân dịp Kỷ niệm 98 năm Ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 18:19, 10/06/2023
Chạy trên những cung đường ở miền Tây xứ Nghệ, cảm nhận rõ nhất là sự chuyển mình, đổi thay đến không ngờ. Mới mươi năm trước, nhiều con đường hãy còn gồ ghề sỏi đá, mà nay khi trở lại đã phẳng lỳ bê tông sạch đẹp. Những con đường ấy, là sự chung tay “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” bởi lòng dân đồng thuận. Những con đường chúng tôi tin tưởng sẽ dẫn tới ấm no cho bà con dân bản...
Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Kinh tế - Diệp Chi - 18:04, 10/06/2023
Khắc ghi lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây…”, bà con người Hà Nhì tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn chủ động góp sức cùng các lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó, tạo thành trì vững chắc bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn sông Đà được xanh tốt…
Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 17:47, 10/06/2023
Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những kết quả bước đầu đang mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở cơ sở, một số nội dung gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần tiếp tục rà soát tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.
Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Tin tức - PV - 17:24, 10/06/2023
Từ 10/6, công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW, chủ yếu nhờ một số tổ máy nhiệt điện bị sự cố (Quảng Ninh, Nghi Sơn 1, Thái Bình 2) đã được khẩn trương xử lý khắc phục.