Ngoài được hỗ trợ học tập thì học sinh (HS), sinh viên (SV) thuộc các DTTS rất ít người được ưu tiên tuyển thẳng vào hệ thống các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, chính sách ưu tiên này không chỉ gây khó khăn cho một số trường chuyên biệt, mà còn khiến các cơ sở giáo dục đại học lo ngại về chất lượng đầu vào.
Đồng bào Rơ Măm là một trong 14 dân tộc rất ít người của cả nước, với 178 hộ, 536 nhân khẩu, sinh sống tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, tại làng Le nhiều ngành nghề truyền thống có nguy cơ mai một đang được đầu tư, hỗ trợ lưu giữ và phát triển, như đan lát nông cụ, vật dụng sinh hoạt, đặc biệt là nghề dệt vải thổ cẩm, tạc tượng…
Điện Biên là tỉnh miền núi, nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em, trong đó có dân tộc Si La và Cống là hai dân tộc rất ít người. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Điện Biên đang tập trung triển khai thực hiện Dự án 9, với một quyết tâm đưa cuộc sống của đồng bào dân tộc Cống, Sila lên một bước tiến mới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lò Xuân Nam, Phó ban Dân tộc tỉnh Điện Biên về tình hình đời sống hiện nay và hướng phát triển của hai dân tộc Si La và Cống
Sau hơn 5 năm thực hiện, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các DTTS rất ít người. Để phù hợp hơn với lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, trước mắt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg thì cần thiết phải có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP.
Bằng sự gương mẫu, tận tụy, nhiệt tình, nói đi đôi với làm, già làng A Blong ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) được cán bộ địa phương, cộng đồng ghi nhận như “cánh chim đầu đàn” trên các lĩnh vực, đặc biệt là vai trò "dẫn dắt" đồng bào Rơ Măm đi qua từ những khó khăn, hủ tục, tập tục lạc hậu tiếp cận với những cái mới, từng bước thay đổi, xây dựng cuộc sống ấm no, hòa nhập cùng cộng đồng các dân tộc.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có dân tộc Bố Y thuộc nhóm dân tộc rất ít người. Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế - xã hội dân tộc Bố Y đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, dân tộc Bố Y đang còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. HIện nay, Lào Cai đang tích cực triển khai các bước thực hiện Dự án 9 về đầu tư, phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn thuộc Chương trình MTQG 1719. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bảo, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai về tình hình đời sống, những chính sách dân tộc đã và đang tiếp tục đầu tư nhằm tiếp tục phát triển toàn diện dân tộc Bố Y.
LTS: Dân tộc Chứt là một trong 14 DTTS rất ít người có khó khăn đặc thù của cả nước, cư trú ở hai tỉnh là Quảng Bình và Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh, người Chứt định cư ổn định dưới chân núi Ka Đay thuộc bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cho đồng bào, nhờ đó cuộc sống của người Chứt đã từng bước thay đổi. Tuy nhiên, với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chưa đầy đủ, người Chút vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức chưa thể phát triển toàn diện. Do vậy, mới đây nhất trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đã dành hẳn một dự án đầu tư phát triển toàn diện các dân tộc có khó khăn đăc thù, trong đó có người Chứt, với kỳ vọng kéo gần khoảng cách phát triển với các dân tộc khác.
Tâm huyết, tận tụy, trách nhiệm, gương mẫu trong các phong trào của địa phương… là những gì mà cộng đồng người Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) dành tặng cho chàng trai trẻ Hồ Xuân Nam - Trưởng Ban Công tác Mặt trận bản. Còn Nam thì cười vui với chúng tôi: “Cán bộ mặt trận là... trận nào cũng phải có mặt. Nếu không như thế thì khó mà hoàn thành công việc được. Bà con đã tin mình thì mình cũng phải làm sao để xứng với niềm tin yêu ấy”.
Việc xác định các tiêu chí để nhận diện khó khăn đặc thù của các DTTS rất ít người là cơ sở quan trọng để thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ trong Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), từ đó giải quyết triệt để những vấn đề cấp bách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nguồn lực để triển khai các chính sách đối với các DTTS có khó khăn đặc thù không phát sinh thêm do đã có trong các Quyết định trước đó của Thủ tướng Chính phủ.
Dân tộc Ơ Đu là một trong số ít các DTTS rất ít người có đầy đủ chữ viết, tiếng nói và còn lưu giữ được nhiều phong tục, tập quán riêng có. Trong quá trình lập bản, xây mường, đồng bào Ơ Đu di chuyển nhiều chỗ ở nhưng vẫn giữ được những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. Đặc biệt, từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đã giúp đồng bào đã vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển.
Dưới chân núi Chư Mom Ray hùng vĩ, làng Le , xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), là nơi cư ngụ của cộng đồng người Rơ Măm. Bao năm qua, được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ bằng chính sách đặc thù của Nhà nước, đồng bào đã từng bước vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Đáng quý, trong xu hướng phát triển hội nhập, đồng bào Rơ Măm vẫn không quên gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó nổi bật là không gian văn hóa cồng chiêng. Làng Le là nơi còn giữ được số lượng cồng chiêng nhiều nhất xã Mô Rai.
Dân tộc Ơ Đu là một trong 14 DTTS rất ít người, cư trú tại xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An). Những năm qua, từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào có khó khăn đặc thù, đồng bào Ơ Đu đã ý thức tự vươn lên để thoát khỏi đói nghèo lạc hậu. Tuy nhiên, trên thực tế, với điểm xuất phát thấp, điều kiện môi trường sống ở những nơi hẻo lánh, thường bị ảnh hưởng từ thiên tai, lũ lụt...cuộc sống của người Ơ Đu còn muôn vàn khó khăn. Để đồng bào phát triển toàn diện bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 đã thiết kế riêng Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiếu số rất ít người và nhóm dân tộc còn khó khăn.
Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện các chính sách đầu tư cho các dân tộc rất ít người, đời sống của đồng bào Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã đổi thay rõ nét. Qua đó, giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển của dân tộc Rơ Măm với các dân tộc khác trong vùng.
Phần lớn dân số của các DTTS có khó khăn đặc thù tham gia lực lượng lao động từ khi còn rất trẻ, nhưng hầu hết chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nên chủ yếu làm việc giản đơn, ở khu vực nông thôn. Đây là rào cản trong việc chuyển giao - tiếp nhận các mô hình sản xuất mới ở cộng đồng các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.
Cùng với hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thì Nhà nước sẽ hỗ trợ nâng cao trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm…cho cộng đồng các dân tộc có khó khăn đặc thù. Đây là nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), được quy định rất cụ thể để tháo gỡ “điểm nghẽn” về năng lực sản xuất, thúc đẩy phát triển bền vững các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.
Lễ Nhảy lửa - một trong những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống văn hóa- tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn, là minh chứng cho sức mạnh của con người trong cuộc sống và những ước mong chế ngự được thiên nhiên để sinh tồn và phát triển. Lễ Nhảy lửa còn có ý nghĩa gắn kết cộng đồng và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác.
Cộng đồng các DTTS rất ít người chủ yếu sinh sống ở những điểm “lõi” của vùng nghèo cả nước. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo cao là mẫu số chung của nhiều DTTS có dân số dưới 10.000 người. Mặc dù, rất nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ đã được triển khai, nhưng công tác giảm nghèo bền vững ở cộng đồng các DTTS rất ít người vẫn đang là một thách thức lớn.
LTS: Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025, cả nước có 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Việc xác định những dân tộc có khó khăn đặc thù, là cơ sở để tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa, phát triển dân số,… bảo đảm nhất quán nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” của Đảng, Nhà nước ta.
Từ một ngôi làng nhỏ “vô danh”, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn vì nguồn sống chủ yếu dựa vào mấy vạt ngô trồng trên núi đá tai mèo; đến nay, thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã khoác lên mình diện mạo mới. Những đổi thay từ cách nghĩ, cách làm của đồng bào Lô Lô đã biến nơi này thành điểm “sáng” về du lịch cộng đồng (homestay) trên bản đồ du lịch của Hà Giang, đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào DTTS dưới chân núi Rồng.