Ban Chỉ đạo về xây dựng và phát triển vùng Tây tỉnh Quảng Nam cho biết, trong năm 2022, tỉnh đã bố trí 269,834 tỷ đồng để thực hiện các cơ chế chính sách, nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng miền núi.
Chiều 14/11, Đồn Biên phòng Môn Sơn, BĐBP tỉnh Nghệ An phối hợp UBND xã Môn Sơn và nhà trường ra mắt mô hình "Đồng hành cùng ký túc xá vùng biên" tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Môn Sơn (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông). Đại tá Lê Như Cương, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ BĐBP Nghệ An dự, phát biểu tại lễ ra mắt mô hình.
Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về Hội thảo Phát triển mô hình trường Dự bị đại học gắn với tạo nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi; Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang; bế giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước; cùng một số tin tức về dân tộc, tôn giáo nổi bật khác. Phần đọc báo hôm nay sẽ giới thiệu bài viết:”Sức sống mới ở vùng biên Thu Lũm” của tác giả Tố Oanh.
Dân tộc H’rê còn có tên gọi khác là Chăm rê, Chom, Krẹ, Mọi Luỹ… Tiếng nói của người Hrê thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (ngữ hệ Nam Á). Đồng bào H’rê hiện có khoảng 127.000 người, cư trú chủ yếu ở khu vực Nam trung bộ và Tây Nguyên thuộc một số tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Đăk Lắc và Kon Tum.
Kết nghĩa các cụm dân cư hai bên biên giới mang lại giá trị vô cùng to lớn. Đó là giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng phên dậu; thắt chặt thêm tình cảm mật thiết giữa cư dân hai bên biên giới, rộng hơn là cả quốc gia. Chủ trương này cần có cơ chế chính sach để thêm nguồn lực nhằm nhân rộng mô hình kết nghĩa.
Ngành Giáo dục - Đào tạo đang hướng đến Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022). Ở vùng Nam Tây Nguyên, tin vui đến với cô giáo Ka Kầm (dân tộc Mạ) - một trong 2 nhà giáo của tỉnh Lâm Đồng có tên trong danh sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vinh danh Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2022.
Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào vùng DTTS, theo đó lực lượng Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác vận động, tuyên truyền, nêu gương để đồng bào học tập, làm theo.
Dọc đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia, đời sống của Nhân dân ở những cụm dân cư hai bên biên giới ngày càng được nâng lên. Tình cảm gắn bó bền chặt bao đời nay càng được tô thắm hơn khi Nhân dân hai bên biên giới giúp đỡ nhau phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Di sản văn hóa phi vật thể được sinh ra trong đời sống cộng đồng và được gìn giữ, phát huy tốt nhất trong cộng đồng. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, người trẻ dần quên đi những giá trị văn hóa truyền thống, thì vai trò của các nghệ nhân lại càng quan trọng. Hiện nay, các nghệ nhân không chỉ được Đảng, Nhà nước tôn vinh mà còn được hưởng những chính sách đãi ngộ thiết thực, kịp thời để những “báu vật sống” chuyên tâm cống hiến cho công tác bảo tồn, truyền giữ văn hóa dân tộc.
Sau 5 năm triển khai mô hình phụ trách, kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) với 24 buôn đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã, đã tạo ra những chuyển biến tích cực về mọi mặt. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở các buôn ngày càng được cải thiện, nâng cao. Đồng bào chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ngày 12/11/2022, Sở Y tế tỉnh Lào Cai phối hợp với huyện Bắc Hà tổ chức chương trình “Tình nguyện mùa đông, hỗ trợ xã Bản Cái xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững năm 2022”.
Bắc Sơn là huyện phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, nằm giữa bốn bề núi đá vôi trùng điệp, điểm tô bởi dòng sông uốn lượn qua các đồng lúa trải rộng bạt ngàn… tạo nên bức tranh hữu tình, quyến rũ. Nơi đây còn có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với những sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Mông, Dao… đã tạo nên sức hút đối với du khách khi lựa chọn Bắc Sơn là điểm đến.
UBND tỉnh Điện Biên vừa phê duyệt khoản viện trợ do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tài trợ để thực hiện Chương trình vùng tại 5 huyện: Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Ảng, Mường Chà, Điện Biên Đông.
Ngày 11/11, Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là BCĐ) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả, tình hình triển khai các chương trình MTQG.
Dọc dải biên cương, cư dân hai bên biên giới có mối quan hệ khăng khít; một bộ phận dân cư có quan hệ thân tộc, dòng họ lâu đời. Tình nghĩa đó được vun đắp thêm từ việc Nhân dân hiểu rõ và thực hiện hiệu qủa chủ trương tăng cường giao lưu, kết nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau của Đảng, Nhà nước ta.
Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách BHXH, BHYT, trong 2 ngày (8/11 và 10/11/2022), Vụ Công tác dân tộc Địa phương, Uỷ ban Dân tộc phối hợp với Trung tâm truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, đối thoại về chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình trong vùng đồng bào DTTS năm 2022 tại 2 huyện Mường La và Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Đầu đông, khi những đoá dã quỳ trải vàng rực triền đồi này sang triền núi khác trong cái rét ngọt của vùng cao, chúng tôi theo con đường ngược lên đỉnh núi, vắt qua những khúc cua tay áo để lên xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Thu Lũm hôm nay, không còn là một vùng quê với ký ức là ngôi trường tạm và những ngôi nhà dân xiêu vẹo mà dần hiện ra với những ngôi nhà lợp tôn đỏ; những tuyến đường bê tông trải dài qua các thôn xóm... Một Thu Lũm đổi thay, căng tràn sức sống nhờ biết tận dụng nguồn lực từ các chính sách dân tộc và phát huy nội lực vượt khó vươn lên...
Mô hình giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo. Tuy nhiên hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách phát triển hệ thống trường PTDTNT đã thay đổi theo Luật Giáo dục 2019. Do đó, các văn bản, chính sách cần được điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp.
Phụ nữ vùng DTTS vốn gặp những rào cản khác nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em thì thời gian qua càng khó khăn hơn khi mạng lưới cô đỡ thôn bản không còn khoản trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 với Dự án 7 đã mang đến cơ hội mới cho lực lượng y tế, cô đỡ thôn bản ở vùng cao.
Những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh nói riêng. Nhiều chính sách đối với học sinh DTTS luôn được ưu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh, thông qua đó, con em đồng bào DTTS được học tập xuyên suốt qua các bậc học và theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.