Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nuôi dưỡng niềm đam mê và trách nhiệm cho những người hết lòng với văn hóa dân tộc

Song An - 06:44, 13/11/2022

Di sản văn hóa phi vật thể được sinh ra trong đời sống cộng đồng và được gìn giữ, phát huy tốt nhất trong cộng đồng. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, người trẻ dần quên đi những giá trị văn hóa truyền thống, thì vai trò của các nghệ nhân lại càng quan trọng. Hiện nay, các nghệ nhân không chỉ được Đảng, Nhà nước tôn vinh mà còn được hưởng những chính sách đãi ngộ thiết thực, kịp thời để những “báu vật sống” chuyên tâm cống hiến cho công tác bảo tồn, truyền giữ văn hóa dân tộc.

Nghệ nhân Lường Thị May (người đi đầu) làm chủ nghi thức xin nước tại Tết Bun Huột Nặm của đồng bào Lào ở Na Sang.
Nghệ nhân Lường Thị May (người đi đầu) làm chủ nghi thức xin nước tại Tết Bun Huột Nặm của đồng bào Lào ở Na Sang.

Những “báu vật sống”

Trong hầu hết lễ hội, sự kiện văn hóa của cộng đồng dân tộc Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biện) đều có sự hiện diện của Nghệ nhân ưu tú Lường Thị May. Bà được biết đến bỡi những cống hiến, đóng góp không nhỏ cho công tác bảo tồn các giá trị văn hóa của người Lào ở Ðiện Biên. Đồng thời cũng là một trong số rất ít người dành nhiều tâm huyết sưu tầm, thể hiện gần như nguyên vẹn các bài dân ca, dân vũ, tế lễ, nghi thức dân gian của dân tộc Lào.

Sinh ra và lớn lên trên vùng đất giàu văn hóa Núa Ngam, tuổi thơ bà May gắn liền với những điệu hát ru từ các bà, các mẹ. Sau khi học xong chương trình phổ thông, bà May có 5 năm tham gia giảng dạy xóa mù chữ tại địa phương trước khi chuyển sang công tác tại Hội Phụ nữ xã. Cũng từ đây, tình yêu văn hóa, văn nghệ trong bà như có thêm cơ hội để phát huy, nuôi dưỡng.

Tranh thủ mọi cơ hội tiếp cận với các bà, các mẹ trong bản, trong xã, bà May tìm hiểu, ôn lại các bài hát ru, hát giao duyên, cưới hỏi, hát mừng bản, mừng mường hay các điệu múa lăm vông, múa vui mùa vụ… Sau đó bà thực hành và biểu diễn trong các dịp lễ, tết hay những cuộc thi văn nghệ diễn ra tại địa phương.

Năm 1992, bà May vinh dự đại diện cho tỉnh Lai Châu (cũ) tham gia cuộc thi Hát ru tại TP. Huế và đoạt giải Nhất. Đến năm 2011, sau khi nghỉ hưu, bà dành toàn bộ thời gian để đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, khôi phục nhiều loại hình văn hóa dân gian của dân tộc. Ngoài các điệu múa, trò chơi dân gian, bà bắt đầu sưu tầm tài liệu về các bài cúng, các lễ hội như: Mừng cơm mới; lễ tạ ơn; mừng nhà mới; lễ đưa dâu về nhà chồng, múa lăm vông…

Trong đó, tiêu biểu phải kể đến việc phục dựng thành công tết Té nước (Bun Huột Nặm) của người Lào. Ngày nay, Tết té nước của dân tộc Lào đã được khôi phục, duy trì tổ chức thường niên không chỉ với người Lào Núa Ngam mà còn ở nhiều cộng đồng dân tộc Lào các địa phương trong tỉnh Điện Biên. Lễ hội này đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hiện nay, mặc dù đã gần bước sang tuổi 70 song nghệ nhân Lường Thị May vẫn miệt mài truyền dạy các bài dân ca, dân vũ và một số lễ hội, nghi thức dân gian khác của dân tộc Lào cho thế hệ trẻ và cộng đồng người Lào ở các xã Pa Thơm (huyện Điện Biên), Mường Luân (huyện Điện Biên Đông)…

Cũng như bà May, ở tuổi 78, Nghệ nhân ưu tú Quàng Văn Hom, bản Nà Ten, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên vẫn giữ thói quen thổi pí hàng ngày và chế tác ra những cây pí mang âm điệu của núi rừng. Ông Hom tâm sự, năm 12 tuổi, ông bắt đầu học cách làm pí và sử dụng các loại pí khác nhau. Hai năm sau, ông đã thổi pí thành thạo, tự tin tham gia các lễ hội trong vùng. Tính đến nay đã hơn 60 năm, cây pí cùng ông trải qua những vui buồn, thăng trầm của cuộc sống. Giá trị hơn, ông Hom đã truyền dạy cho hơn 100 người cách thổi, lấy hơi, luyến láy giai điệu pí.

Dù đã ở tuổi 78, song nghệ nhân Quàng Văn Hom vẫn giữ thói quen thổi pí hàng ngày.
Dù đã ở tuổi 78, song nghệ nhân Quàng Văn Hom vẫn giữ thói quen thổi pí hàng ngày.

“Sử dụng pí không khó, nhưng để chế tác ra nó thì yêu cầu kỳ công, kiên nhẫn, tỉ mỉ lắm. Bởi vậy cho đến giờ vẫn chưa tìm được người kế tục thực sự say mê, yêu thích. Tôi mong những năm tháng còn lại có thể dốc hết những hiểu biết, kỹ năng về pí và các loại nhạc cụ truyền thống để truyền dạy cho thế hệ sau. Làm sao để những giá trị ấy sẽ luôn được gìn giữ, phát huy dẫu trong bất cứ giai đoạn nào”.

Động lực “cống hiến”

Cả đời gắn bó với cây pí (nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái), năm 2018 ông Hom được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Với ông, đây là niềm vinh dự và đầy tự hào ghi nhận cả quá trình cống hiến tình yêu của bản thân với văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, ông Hom cũng thẳng thắn chia sẻ, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên ông không thể giành nhiều thời gian, tâm huyết cho thứ “tình yêu” đặc biệt này. Đặc biệt là việc tham gia các hoạt động truyền dạy, phổ biến, quảng bá làn điệu pí.

“Cho đến khi chính thức được hưởng trợ cấp của Nhà nước từ Nghị định 109/2015/NĐ-CP của Chính phủ, mặc dù số tiền không lớn, song nguồn hỗ trợ đều đặn giúp tôi giảm bớt gánh nặng kinh tế hàng tháng. Thêm vào đó, tôi cũng thấy mình càng cần phải có trách nhiệm hơn trong hoạt động góp sức gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc mình, sao cho đúng như danh hiệu Nhà nước phong tặng”, ông Hom bộc bạch.

Tương tự, nghệ nhân Lò Thị Phúc, bản Lọng Bon, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên cũng đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ Nghị định 109/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Khoản tiền này đã hỗ trợ bà rất nhiều trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày.

Nghệ nhân ưu tú Hù Văn Sẩm thực hiện nghi lễ trong Tết Hoa truyền thống của dân tộc Cống.
Nghệ nhân ưu tú Hù Văn Sẩm thực hiện nghi lễ trong Tết Hoa truyền thống của dân tộc Cống.

Sinh sống tại địa bàn miền núi khó khăn, kinh tế gia đình bà Phúc cũng eo hẹp. Căn nhà sàn cũ kỹ, đơn giản là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của đôi vợ chồng già. Vì không có thu nhập thường xuyên, lại thường xuyên đau nhức xương khớp, khó lao động, đi lại nên thường ngày bà Phúc và chồng chỉ quanh quẩn cắt cỏ, chăn châu, trồng vài luống rau. Mỗi lần ốm đau, hay có việc lại chạy vạy vay mượn hàng xóm để lo toan.

“Tuy mức hỗ trợ 700.000 đồng/tháng không cao, nhưng với chúng tôi là nguồn động viên rất lớn. Vừa giúp tôi có thêm đồng mua thuốc khi đau ốm mà cũng cảm thấy được quan tâm hơn. Từ ngày nhận phụ cấp, chồng tôi cũng động viên yên tâm, dành thời gian để tiếp tục sưu tầm, sáng tác những lời ca, câu hát của dân tộc mình”, bà Phúc chia sẻ.

Hiện nay, tỉnh Điện Biên có 28 người đã được trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau: Thái, Mông, Khơ Mú, Dao, Lào, Cống, Xinh Mun... Theo đánh giá từ Ngành Văn hóa địa phương, đây là những cá nhân thực sự tiêu biểu, xuất sắc, đang nắm giữ các loại hình di sản văn hóa khác nhau của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian.

Tuy nhiên, hầu hết nghệ nhân đã cao tuổi, sống ở vùng cao, nông thôn, gia đình thuần nông, trông chờ vào ruộng nương, không có thu nhập ổn định. Đơn cử như các nghệ nhân: Lò Văn Keo (huyện Mường Ảng); Giàng A Sử, Mào Văn Nom, Sình A Tâu, Phàn Quang Châu (huyện Tủa Chùa); Lò Văn Pháng (Điện Biên Đông); Khoàng Văn Dọng, Lò Thị Lom, Quàng Thị Dua (Mường Chà)...

Qua rà soát, hiện có 21 Nghệ nhân ưu tú trong số này hoàn cảnh khó khăn, mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở. Dựa trên những yếu tố này, UBND các địa phương tại Điện Biên đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị định 109/2015/NĐ-CP của Chính phủ cho 21 nghệ nhân hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng. Trong đó, 5 nghệ nhân hưởng mức trợ cấp 850.000 đồng/tháng,15 nghệ nhân hưởng mức 700.000 đồng/tháng. Đồng thời tiến hành cấp thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh cho các nghệ nhân thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 2 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 2 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì. Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.
Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:46, 25/04/2024
Mặc dù gặp đội cuối bảng xếp hạng Sheffield United, nhưng Man United đã phải rất vất vả mới có thể giành được chiến thắng trong trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.