Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân ưu tú Danh Bê: Tâm huyết bảo tồn, truyền dạy nghệ thuật múa Khmer

Thế Hạnh - 07:31, 01/11/2022

Với lòng đam mê văn hóa dân tộc, những năm qua, ông Danh Bê (SN 1955) ở ấp Hòa Thiện, xã Định Hòa (huyện Gò Quao, Kiên Giang) đã dành nhiều tâm huyết cho công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Khmer. Ông đã tập hợp con cháu trong dòng tộc, phum sóc để hình thành đội văn nghệ Khmer, thường xuyên đi biểu diễn tại địa phương và cấp toàn quốc.

NNƯT Danh Bê đang hướng dẫn động tác múa cho các con cháu của mình.
NNƯT Danh Bê đang hướng dẫn động tác múa cho các con cháu của mình.

Ông chủ “gánh hát” gia đình

Nghệ nhân Ưu tú Danh Bê sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nghệ thuật dân tộc Khmer. Từ ông nội đến cha đều sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ và trình diễn điêu luyện các điệu múa, bài hát Khmer. Từ nhỏ, Danh Bê đã yêu nghệ thuật Khmer và tích cực tham gia vào các phong trào tại phum, sóc, chùa trong xã. Năm 11 tuổi, ông đã bắt đầu chơi nhạc rồi đi theo các chú, các anh trong xã biểu diễn.

Trước đây, ông tham gia vào đoàn dù kê của xã, sau đó tham gia vào Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang. Sau khi giải nghệ trở về địa phương vận động, tập hợp một số anh em, con cháu có năng khiếu và yêu thích hát nhạc Khmer trong ấp Hòa Thiện để thành lập đội văn nghệ của ấp. Ông trực tiếp sáng tác kịch bản, dạy các điệu múa hát cho từng người.

Có "đội quân” hùng mạnh, ông Danh Bê thành lập gánh hát gia đình với gần 20 thành viên tham gia. Đây là gánh hát có một không hai trong tỉnh Kiên Giang. Tại các hội diễn văn nghệ quần chúng tỉnh Kiên Giang, năm nào cũng có gánh hát của gia đình ông tham gia. Bài hát “Kiên Giang ngày mới” do ông dàn dựng, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Bài hát này do các con cháu của ông biểu diễn tại Hội diễn năm 2018 đã mang lại ấn tượng tốt đẹp với khán giả.

NNƯT Danh Bê say mê, tâm huyết với điệu múa Khmer
NNƯT Danh Bê say mê, tâm huyết với điệu múa Khmer

Vào các kỳ hội thi, hội diễn, mỗi buổi tối, sân nhà ông lại rộn ràng tiếng nhạc, lời ca. Ông truyền dạy cho con cháu nghệ thuật hát dù kê: diễn chằn ra sao, làm thế nào để lột tả được vai công chúa… Ông hướng dẫn rất kỹ cho các cô gái động tác của những điệu múa truyền thống như Sarikakeo, Sa-vông…. Hằng đêm, bà con trong ấp kéo đến nhà ông xem các thành viên trong gánh hát tập dượt. Tiếng đờn, lời ca của gánh hát gia đình ông, cộng thêm tiếng vỗ tay không ngớt của bà con làm rộn ràng cả một vùng quê.

Năm 2011, gánh hát Đội văn nghệ Khmer của ông Danh Bê được xã Định Hòa chọn tham dự tại Liên hoan Văn nghệ quần chúng toàn quốc 11 xã điểm mô hình nông thôn mới, tổ chức tại Quảng Nam. Gánh hát gia đình của ông đã giành được 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và xếp thứ 4 trong 11 xã tham dự. Cứ thế, bộ sưu tập thành tích của đội ngày càng dày thêm. Năm 2015, ông Danh Bê được Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tặng Bằng khen về giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống.

Ngoài các kiến thức về nghệ thuật dân gian Khmer được cha ông truyền dạy, NNƯT Danh Bê còn nghiên cứu, học hỏi tự làm được các loại nhạc cụ, các loại mặt nạ trong sân khấu rô băm, sáng tác kịch bản các bài múa dân gian truyền thống như: Múa áp sa ra, múa rô băm, múa sa dăm, múa gáo… Hiện tại, ông đang lưu giữ một số loại nhạc cụ dân gian truyền thống như: Đờn cò, đờn gáo, đờn tranh, ống sáo, song lan, giàn trống, đầu khỉ, đầu chằng, đầu ngựa…

Lưu truyền nghệ thuật Khmer

Tiết mục “Kiên Giang ngày mới” do toàn con cháu gia đình NNƯT Danh Bê tham gia biểu diễn.
Tiết mục “Kiên Giang ngày mới” do con cháu gia đình NNƯT Danh Bê tham gia biểu diễn.

Điều khiến NNƯT Danh Bê luôn trăn trở là làm sao để truyền dạy hết những điệu múa rô băm, vở kịch dù kê cổ cho thế hệ con cháu để lưu giữ cho mai sau. Ông chọn những vở kịch dù kê có giá trị nghệ thuật như: "Thạch Sanh chém chằn”, "Tấm Cám”, "Tam Tạng thỉnh kinh”… để phân vai cho các con diễn cùng. Đội văn nghệ Khmer của ông là nòng cốt cho phong trào của xã, nhất là những dịp Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ hội Ooc om boc của đồng bào Khmer hay Ngày hội Văn hoá Thể thao Du lịch dân tộc Khmer của tỉnh.

Trong số các diễn viên được coi là hạt nhân trẻ của gánh hát có “con gái rượu” của ông là Thị Hai hát hay, múa dẻo. Thị Hai tâm sự: “Mỗi dịp được cha dạy hát, em đều chăm chú theo dõi, sau đó bắt chước theo cho đúng động tác. Em rất mê nghệ thuật Khmer. Cha em không chỉ truyền dạy cho người thân trong gia đình mà ai muốn học múa, học hát, cha em đều nhiệt tình truyền dạy”.

Hiện nay, NNƯT Danh Bê vẫn tích cực tham gia dàn dựng các tiết mục hát múa Khmer cho các con cháu, tích cực tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ của xã, của huyện. Đã có khoảng trên 200 người được ông truyền dạy múa, hát, trong đó phần đông là con cháu trong gia đình, họ hàng. Mong muốn của ông Danh Bê là thành lập được nhiều đội văn nghệ Khmer, được hỗ trợ về nhạc cụ, âm thanh để đội văn nghệ Khmer phục vụ tốt hơn và nhiều hơn nữa cho bà con.

Ông Nguyễn Chí Công, Giám đốc Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Truyền thanh huyện Gò Quao nhận xét: Đội văn nghệ Khmer của NNƯT Danh Bê đã có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer tại Kiên Giang. Hiện tại, NNƯT Danh Bê đang tập luyện cho con cháu để tham gia chương trình văn nghệ tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng, năm 2022.

Nghệ nhân Danh Bê (đứng thứ nhất từ phải qua) đón nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Nghệ nhân Danh Bê (đứng thứ nhất từ phải qua) đón nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Với những đóng góp tâm huyết dành cho công tác bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật múa Khmer, ông Danh Bê đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú” năm 2018.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Tại làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) có nhiều nghệ nhân người Chăm làm gốm thủ công rất giỏi. Trong số đó có nghệ nhân Đàng Thị Hoa từng đoạt giải Nhất tại Hội thi Bàn tay vàng do HTX Gốm Chăm Bàu Trúc tổ chức.
Tin nổi bật trang chủ
Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 19:04, 10/06/2023
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình tại nhiều địa phương cũng bộc lộ một số bất cập cần tháo gỡ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Gương sáng - Mỹ Dung - 18:54, 10/06/2023
Trong nhiều năm trở lại đây, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều Người có uy tín của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.
Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Tìm trong di sản - Sơn Ngọc - 18:49, 10/06/2023
Tại làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) có nhiều nghệ nhân người Chăm làm gốm thủ công rất giỏi. Trong số đó có nghệ nhân Đàng Thị Hoa từng đoạt giải Nhất tại Hội thi Bàn tay vàng do HTX Gốm Chăm Bàu Trúc tổ chức.
Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 18:46, 10/06/2023
Lai Châu - miền đất địa đầu phía Tây Bắc Tổ quốc với 20 dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc có một nét đẹp văn hóa riêng, góp phần làm phong phú cho văn hóa các dân tộc. Sự phong phú của văn hóa ấy được thể hiện rõ nét từ phong tục tập quán, ẩm thực cho đến trang phục. Khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, phụ nữ các dân tộc ở Lai Châu toát lên vẻ đẹp trong sáng, thuần hậu...
Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Xã hội - Quỳnh Trâm - 18:36, 10/06/2023
Sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Bến En, nhiều người dân tộc Thái vốn sống nhờ rừng ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã không còn kế sinh nhai, khi không còn đất rừng sản xuất. Trong khi ruộng lúa thì thường xuyên bị ngập nước khiến họ thiếu thốn nhiều bề, không thể thoát nghèo.
Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Tin tức - Mỹ Dung - Hà Linh - 18:20, 10/06/2023
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại quảng cáo Phong Linh, tổ 14, khu 2, phường Hà Khẩu, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển nhân dịp Kỷ niệm 98 năm Ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 18:19, 10/06/2023
Chạy trên những cung đường ở miền Tây xứ Nghệ, cảm nhận rõ nhất là sự chuyển mình, đổi thay đến không ngờ. Mới mươi năm trước, nhiều con đường hãy còn gồ ghề sỏi đá, mà nay khi trở lại đã phẳng lỳ bê tông sạch đẹp. Những con đường ấy, là sự chung tay “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” bởi lòng dân đồng thuận. Những con đường chúng tôi tin tưởng sẽ dẫn tới ấm no cho bà con dân bản...
Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Kinh tế - Diệp Chi - 18:04, 10/06/2023
Khắc ghi lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây…”, bà con người Hà Nhì tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn chủ động góp sức cùng các lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó, tạo thành trì vững chắc bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn sông Đà được xanh tốt…
Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 17:47, 10/06/2023
Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những kết quả bước đầu đang mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở cơ sở, một số nội dung gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần tiếp tục rà soát tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.
Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Tin tức - PV - 17:24, 10/06/2023
Từ 10/6, công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW, chủ yếu nhờ một số tổ máy nhiệt điện bị sự cố (Quảng Ninh, Nghi Sơn 1, Thái Bình 2) đã được khẩn trương xử lý khắc phục.