Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ thuật sân khấu Dù kê: Chỉ có tâm huyết không thể bảo tồn

PV - 14:58, 27/04/2018

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) vừa qua, Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng đã giới thiệu đến công chúng nghệ thuật sân khấu Dù kê tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Đây là loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo, một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào Khmer-Nam bộ.

Trong đợt giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Khmer tại “Ngôi nhà chung” lần này, Đoàn Nghệ thuật Khmer, tỉnh Sóc Trăng đã biểu diễn vở Dù kê nổi tiếng “Preah Riêm và nàng Xê Đa”. Tác phẩm dựa theo cốt truyện Riêm kê-truyện anh hùng ca của văn học Khmer ca ngợi giá trị nhân văn cao cả, được thể hiện qua các nhân vật chính như: Preah Riêm và Xê Đa. Câu chuyện phát triển xung quanh mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, được thể hiện trong mối quan hệ đối kháng giữa người và chằn.

Nhìn vào trang phục và cách hóa trang, người xem có thể phân biệt được nhân vật thiện và ác. Nhìn vào trang phục và cách hóa trang, người xem có thể phân biệt được nhân vật thiện và ác.

 

Theo ông Thạch Chăm Rơn, Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, sân khấu Dù kê có cả một kho tàng đề tài, nội dung kịch bản rất phong phú, mang tính giáo dục sâu sắc. Các vở Dù kê thường thể hiện lại truyền thuyết, huyền thoại của dân tộc Khmer như: “Linh-thôn”, “Sac-kinh-ni”... được rút ra từ các trường ca của Ấn Độ: “Ramayana” và “Mahabharada”; những điển tích, truyền thuyết của các dân tộc anh em như: “Thạch Sanh chém chằn”, “Tấm Cám”... của người Kinh, “Trụ vương mê Đắc Kỷ”, “Tam Tạng thỉnh kinh”, “Phàn Lê Huê-Tiết Đinh San”... của người Hoa. Thông qua cách thể hiện, diễn xuất của các nghệ sĩ, những nhân vật điển hình được tái hiện nhằm phản ánh bức tranh xã hội hiện thực, cuốn hút người xem, có lúc cảm giác như đang hòa mình cùng nhân vật trên sân khấu.

Nội dung các vở diễn Dù kê còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đó là sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng, biết nương tựa vào nhau đuổi tà, diệt ác để có cuộc sống hạnh phúc.

Trong các vở diễn Dù kê, các diễn viên dùng trang phục để hóa trang thành các nhân vật có tính ước lệ cao. Với các diễn viên nữ chỉ cần một tấm vải choàng rộng chừng 6m là có thể tạo ra nhiều kiểu trang phục khác nhau, cổ tay và cổ chân đều đeo vòng. Còn diễn viên nam khi nhập vai hoàng tử thì đầu đội vương miện có gắn 2 lông cò, người Khmer gọi là lông ma. Còn diễn viên vào vai phù thủy thì đội vương miện thấp hơn, nhưng dưới vương miện có đội một khăn tròn và được vẽ hình cánh bướm có răng nanh. Những công nương thì mặc áo tròn màu đen và đeo nhiều hạt cườm. Chính vì vậy, chỉ cần nhìn cách hóa trang là khán giả nhận ngay nhân vật thuộc thiện hay ác.

Nói về loại hình nghệ thuật sân khấu sân khấu Dù kê, Nghệ sĩ Ưu tú Thạch Sung, Phó Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (tỉnh Trà Vinh) cho biết: “Học biểu diễn Dù kê không dễ, vì người thể hiện phải có năng khiếu về ca múa, cảm thụ văn học và diễn xuất. Người theo nghề phải có niềm đam mê mãnh liệt với sân khấu truyền thống của dân tộc mình. Đội ngũ sáng tác cho sân khấu Dù kê hiện nay cũng không còn nhiều. Đây là loại hình tổng hợp nên người viết kịch phải có trình độ cao, am hiểu nghệ thuật biểu diễn Dù kê. Thế nhưng hiện nay, công tác đào tạo nhân lực cho nghệ thuật Khmer chủ yếu dựa vào việc truyền nghề tại các đoàn nên không theo sát được tốc độ phát triển của nhịp sống đương đại”.

Hiện nay, cũng như các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống khác, nghệ thuật Dù kê cũng gặp nhiều khó khăn vì ít người bỏ tiền ra mua vé đi xem như vài chục năm trước. Do đó, các diễn viên trong đoàn nghệ thuật khó sống được bằng nghề. Anh Thạch Chăm Rơn, Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng cho biết: Hằng năm, vào các dịp lễ, tết của đồng bào Khmer, Đoàn Dù kê tỉnh Sóc Trăng vẫn đi diễn tại nhiều ngôi chùa và được bà con đón nhận nhiệt tình. Tuy nhiên, để có được nguồn thu thường xuyên, ổn định cho các diễn viên sống được bằng nghề biểu diễn nghệ thuật Dù kê, đó là điều vô cùng khó khăn trong cơ chế mở hiện nay.

Trải qua gần 1 thế kỷ hình thành và phát triển, nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer-Nam bộ đã trở thành món ăn tinh thần trong đời sống nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam. Để bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu Dù kê nói riêng, các đoàn nghệ thuật Dù kê vẫn rất cần sự quan tâm, đầu tư hỗ trợ kinh phí của các cấp, các ngành từ công tác bảo tồn đến phát huy để tôn vinh giá trị của nghệ thuật Dù kê nói riêng và nghệ thuật Khmer Nam bộ nói chung.

HỒNG MINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội thi văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian tại Ninh Thuận

Hội thi văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian tại Ninh Thuận

Tối 15/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi Văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Tham gia Hội thi có gần 200 nghệ nhân và diễn viên không chuyên đến từ 9 xã trên địa bàn huyện: Phước Bình, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Đại, Phước Chính, Phước Thắng, Phước Thành.
Tin nổi bật trang chủ
Truyền thông Lào khẳng định những cống hiến vĩ đại cho dân tộc, nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Truyền thông Lào khẳng định những cống hiến vĩ đại cho dân tộc, nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Nhật - 12 phút trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), báo Pathet Lao và ấn phẩm điện tử của hãng Thông tấn xã Lào số ra ngày 15/5 đã đăng bài xã luận “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Đại sứ Ấn Độ cảm động khi chứng kiến người dân Việt Nam tới chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Đại sứ Ấn Độ cảm động khi chứng kiến người dân Việt Nam tới chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 1 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ cho thấy, đã có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái Xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP. Hồ Chí Minh; 125.000 người đến chiêm bái Xá lợi Đức Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Còn tại Hà Nội, lượng người đến chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật quá đông, Ban Tổ chức đã phải mở cửa xuyên đêm để phục vụ nhu cầu của bà con.
Hội thi văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian tại Ninh Thuận

Hội thi văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian tại Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Tối 15/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi Văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Tham gia Hội thi có gần 200 nghệ nhân và diễn viên không chuyên đến từ 9 xã trên địa bàn huyện: Phước Bình, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Đại, Phước Chính, Phước Thắng, Phước Thành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Thái Lan tham quan triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Thái Lan tham quan triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều tối 15/5, tại Trụ sở Chính phủ, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Thái Lan tham quan triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Thời sự - An Yên - 3 giờ trước
Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 15/5, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Công an; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trọng thể khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành công trình tượng đài "Bác Hồ về thăm quê" tại Nghệ An.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Về thăm quê Bác làng Sen

Về thăm quê Bác làng Sen

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Về thăm quê Bác làng Sen. Làng trồng bí đao khổng lồ ở Bình Định. Quỳnh Sơn - Vẻ đẹp Xứ Lạng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nỗ lực đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Thái Lan lên tầm cao mới

Nỗ lực đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Thái Lan lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 22:09, 15/05/2025
Chiều 15/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sang thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam-Thái Lan.
Đề xuất đưa hát ta lêu, ca chôi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia quốc gia

Đề xuất đưa hát ta lêu, ca chôi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia quốc gia

Tin tức - Nguyễn Trang - 18:23, 15/05/2025
Ngày 15/5, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị xem xét đưa hai làn điệu dân ca ta lêu và ca chôi của dân tộc Hrê vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái và Lào Cai thống nhất các nội dung chuẩn bị cho sáp nhập

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái và Lào Cai thống nhất các nội dung chuẩn bị cho sáp nhập

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 18:08, 15/05/2025
Chiều 15/5, tại thành phố Lào Cai, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo Lào Cai, để thống nhất các nội dung chuẩn bị cho sáp nhập hai đơn vị.
Mưa lớn gây nhiều thiệt hại ở Lai Châu và Lào Cai

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại ở Lai Châu và Lào Cai

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:46, 15/05/2025
Đêm 14 và sáng 15/5, tại khu vực hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, khiến 1 người tử vong, thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.