Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ thuật Rô băm Khmer trở lại phục vụ cộng đồng

PV - 10:15, 11/12/2021

Nghệ thuật sân khấu Rô băm của dân tộc Khmer vốn là thể loại kịch múa cung đình của người Khmer xưa, từng phát triển rực rỡ và chi phối đến đời sống tinh thần, tín ngưỡng của họ. Mới đây, trong Tuần lễ “Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” tháng 11-2021, các nghệ nhân Rô băm người Khmer đã có dịp biểu diễn và giao lưu với công chúng về loại hình nghệ thuật còn ít người biết đến này.

Nghệ nhân Lâm Thị Hương và gia đình biểu diễn kịch múa Rô băm đánh chằn tinh tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (tháng 11-2021). Ảnh: TTH
Nghệ nhân Lâm Thị Hương và gia đình biểu diễn kịch múa Rô băm đánh chằn tinh tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (tháng 11-2021). Ảnh: TTH

Nghệ nhân Lâm Thị Hương rạng rỡ trong vai diễn múa đánh chằn - một điệu múa Rô băm truyền thống đã trở thành di sản phi vật thể quốc gia. Trang phục của nhân vật sặc sỡ và chau chuốt tỉ mỉ với chi tiết hình khối và hoa văn đặc trưng của dân tộc Khmer. Bản thân nghệ nhân Lâm Thị Hương là một nghệ sĩ Rô băm xuất thân ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Bà cũng là trưởng đoàn nghệ thuật Rô băm của Bưng Chông, một đoàn nghệ thuật hết sức đặc biệt ở chỗ phát triển theo kết cấu dòng tộc, gia đình. Cũng chính đoàn nghệ thuật này đại diện tiêu biểu trình diễn thuyết phục để nghệ thuật Rô - băm trở thành di sản phi vật thể quốc gia.

Nghệ nhân Lâm Thị Hương cho biết, bà đã hơn 60 tuổi đời và suốt cuộc đời bà say mê với nghệ thuật Rô băm đến mức điệu múa sân khấu này ăn sâu vào tiềm thức của bà. Bà chỉ muốn nhiều người biết đến nó, sức lan tỏa rộng hơn, để Rô băm chiếm lĩnh sân khấu, chiếm lĩnh tâm hồn và đời sống đồng bào Khmer như khi xưa mỗi kỳ lễ hội, tết đón năm mới, tết truyền thống, tết dâng y, dâng hoa, Tết Sen - đôn - ta đều không thể thiếu điệu múa Rô băm tưng bừng. 

Điều đặc biệt là nghệ nhân Lâm Thị Hương cùng cả gia đình mình đã duy trì được đoàn nghệ thuật quy mô dòng tộc của mình gần như cả đời người. Bà là nghệ nhân thứ sáu trong gia tộc có truyền thống múa cung đình sân khấu, nắm giữ tinh túy của nghệ thuật kịch hát Rô băm được truyền lại hết đời này qua đời khác trong vòng hơn 100 năm qua.

Thể loại kịch múa sân khấu có đeo mặt nạ, có dàn nhạc đệm dân ca cổ điển phát triển rực rỡ vào thập niên từ 60 đến 80 của thế kỷ XX. Đã có thời Rô băm nổi bật đến độ cứ nhắc đến dân tộc Khmer là gắn liền với hình ảnh kịch múa sân khấu cổ điển với hình ảnh của Khỉ hanuman, chằn tinh, chim thần, phượng hoàng, rắn... Sân khấu Rô băm dùng ngôn ngữ hình thể của diễn viên trong các điệu múa để diễn lại các điển tích, là tổ hợp nghệ thuật của trang phục, múa, hát, dàn nhạc cụ, kịch bản cổ, dàn dựng sân khấu, mặt nạ... Các điển tích này lại xuất phát từ chuyện thần thoại, truyền thuyết, dã sử của người Khmer theo đạo Phật, đạo Bà-la-môn của người Khmer xưa.

Nghệ thuật Rô băm dùng chính sân khấu để duy trì và truyền lại những triết lý về tôn giáo, giáo dục và đạo lý của đồng bào Khmer. Loại hình nghệ thuật này cũng chính là sản phẩm của trí tuệ, là mảng văn hóa đặc sắc, rực rỡ và riêng có của người Khmer. Kịch múa Rô băm phân chia rõ thiện - ác, trắng - đen, nhân vật đeo mặt nạ là vai ác, vai phản diện, nhân vật không đeo mặt nạ là vai thiện lành mang sứ mệnh chống lại cái ác. Lời thoại cổ trên sân khấu Rô băm thường khó hiểu vì kịch bản diễn cổ dành cho tầng lớp quý tộc.

Trên sâu khấu, các diễn viên không chỉ múa, hát, thoại mà còn biểu diễn hình khối, động tác tay chân đẹp mắt, mỹ thuật và tạo hình đi liền nhau. Ngoài mặt nạ có quy ước riêng, trang phục trên sân khấu của các nhân vật cũng được quy định riêng cho yếm, khăn cổ, yếm trước bụng và sau lưng, bao chân, bao tay có thêu thùa chỉ ngũ sắc, đắp vải trang trí độc đáo. Ngay cả việc chọn thần thái nghệ nhân cho nhân vật phù hợp cũng là nghệ thuật bí truyền của đoàn nghệ thuật. Chỉ cần sai lệch đi thì người xem sẽ nhận ra ngay trật tự có xô lệch, mất hồn cốt và tinh thần của vở kịch múa.

Mặc dù khó và không phải là một bộ môn nghệ thuật phổ thông, dễ học và dễ truyền dạy nhưng nghệ nhân Lâm Thị Hương cùng gia đình đã duy trì biểu diễn nhiều thập kỷ qua. Bà cởi mở và sẵn sàng giao lưu với khán giả để giải đáp các câu hỏi tìm hiểu về loại hình nghệ thuật này. Trên thực tế, các ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ đều bảo trợ cho các đoàn nghệ thuật hoạt động riêng trong chùa. Khi nào có lễ hội và tết dâng y và dâng hoa thì biểu diễn để bà con cùng xem. Tại các vùng có nhiều đồng bào Khmer sinh sống thì các dòng họ lớn đều có riêng đoàn nghệ thuật. Thành viên của đoàn là con em trong dòng họ, gia đình. Những năm gần đây, đời sống bà con dần phát triển, Rô băm trở lại phục vụ cộng đồng. Các dòng họ thuê mướn thầy dạy tốt, các nghệ nhân về để truyền dạy lại cho thế hệ trẻ. Các đoàn kịch múa Rô băm đều được trẻ hóa gồm toàn các thanh thiếu niên. Vào ngày hội lớn, các dòng tộc nổi trống hội và biểu diễn phục vụ bà con chòm xóm, ngay trong phum sóc của mình.

Rô băm rất dễ trở thành một loại kịch múa đường phố để tạo nên không khí lễ hội. Và sự thật thì tại các ngôi chùa, Rô băm đã từ cung đình bước ra sân khấu ngoài trời. Sự dân gian hóa, biến chuyển của loại hình nghệ thuật này xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng một cách tự nhiên. Hơn nữa loại hình nghệ thuật này còn trở thành đặc sản văn hóa độc đáo của một dân tộc có đặc tính cư trú vùng đồng bằng như đồng bào Khmer.

Nghệ thuật Rô băm đã có sự trở lại mạnh mẽ để phục vụ cộng đồng, lan rộng ra trong đời sống của các khu dân cư, vỗ về tinh thần và niềm tin tôn giáo của người Khmer. Đạo lý thiện thắng ác, ánh sáng luôn đẩy lùi bóng tối và thế lực hắc ám luôn sẽ bị tiêu diệt thấm sâu vào đời sống cộng đồng những người Khmer theo đạo Phật. Đó là sự kì diệu của nghệ thuật Rô băm, không chỉ là điệu múa đơn thuần./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 2 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 10 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.