Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bông hoa đẹp trên đại ngàn Tây Nguyên

Phan Minh Đạo - 13:18, 13/11/2022

Ngành Giáo dục - Đào tạo đang hướng đến Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022). Ở vùng Nam Tây Nguyên, tin vui đến với cô giáo Ka Kầm (dân tộc Mạ) - một trong 2 nhà giáo của tỉnh Lâm Đồng có tên trong danh sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vinh danh Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2022.

Cô Ka Kầm và học trò trong những ngày phòng, chống dịch Covid-19
Cô Ka Kầm và học trò trong những ngày phòng, chống dịch Covid-19

Trái tim người thầy phải có "lửa"

Bạn bè đồng nghiệp thường trìu mến gọi là cô Kầm. Cô 32 tuổi, là tổ trưởng chuyên môn khối lớp 1 và 2 của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Năm 2012, Ka Kầm tốt nghiệp Cao đẳng Giáo dục Tiểu học về dạy học tại Trường Tiểu học xã Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai. Dạy kê 3 khối lớp 1, 2, 3. Vạn sự khởi đầu nan, không có máy tính, máy in; vốn liếng sư phạm chưa nhiều; kinh nghiệm làm hồ sơ sổ sách không có, tích lũy từ sự góp ý của các đồng nghiệp, có lúc cô rơi vào tự ti…

Năm học 2013-2014, cô Ka Kầm chuyển về dạy học Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Phước Lộc, quê hương gắn với tuổi thơ gian khó của mình. Phước Lộc, là xã nghèo, diện “đặc biệt khó khăn” với 80% đồng bào dân tộc Mạ. Bây giờ dù đã thoát nghèo nhưng vẫn là một trong 77 xã của tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 861 của Chính phủ.

Trong hoàn cảnh địa phương như thế, tình yêu đối con trẻ của buôn làng càng lớn hơn đối với cô giáo Ka Kầm. Nó là điểm tựa và động lực để cô quyết chí vượt lên bản thân. Nhưng tình yêu trẻ và nhiệt huyết với nghề chưa đủ mà cần hơn nữa về năng lực của người thầy đứng lớp.

Cô giáo Ka Kầm trong trang phục dân tộc Mạ tham gia Hội thi tiếng hát giáo viên cấp huyện.
Cô giáo Ka Kầm trong trang phục dân tộc Mạ tham gia Hội thi tiếng hát giáo viên cấp huyện.

Lớn lên từ nơi thiếu chữ, hơn một lần, cô càng hiểu câu nói của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ: “Không thể trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể dạy học nếu thiếu nhiệt huyết”. Thứ “ánh sáng” mà cô vươn đến là tri thức. Và nó sẽ là chìa khóa để khơi mở những trí tuệ những tâm hồn của trẻ thơ, giúp lũ trẻ trong buôn bước đến những chân trời mới. Gần 3 năm nung nấu suy nghĩ đó, Ka Kầm quyết chí nâng trình độ đào tạo bằng cách học liên thông lên đại học theo hình thức từ xa với Trường Đại học Sư phạm Huế. Năm 2017, cô chính thức trở thành tân cử nhân. Vốn sống với nghề và vốn kiến thức có thể bắt đầu giúp cô tự tin để dấn thân với sự nghiệp “trồng người" cao quý. Điều tâm niệm cũng là chí hướng của cô Kầm như cô chia sẻ: “Nghề giáo viên giống như người truyền lửa. Muốn thắp sáng trong trái tim học trò ngọn lửa đam mê, sáng tạo và yêu thương thì trái tim người thầy phải có lửa”.

Trong hình dung của đồng nghiệp về cô Kầm là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, học hỏi và sẻ chia, tập hợp và nêu gương. Trong cảm nhận của các bậc cha mẹ học sinh và học sinh về cô là sự tận tâm và trách nhiệm… Cô giáo Lê Thị Hồng Thủy, Chủ tịch Công đoàn trường nhận xét: “Mỗi bài giảng của cô Kầm là một điều mới lạ, hấp dẫn làm cho các em yêu thích các môn học hơn. Vì vậy, trong mỗi kế hoạch bài dạy, cô Kầm luôn trăn trở, đầu tư tâm huyết xây dựng bài giảng, chú trọng lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống, tạo lối sống lành mạnh, trung thực, giàu lòng nhân ái cho các em. Phương pháp của cô là thông qua các trò chơi, bài tập giúp các em hệ thống kiến thức cơ bản và tập trung vào rèn kỹ năng, đặc biệt là kiểm tra theo dõi sát sao việc học tập hàng ngày của các em…”

Niềm vui của cô và trò
Niềm vui của cô và trò

Truyền lửa đến mọi người

Sự nỗ lực không ngừng của nhà giáo Ka Kầm đã thu được “quả ngọt”. Nhiều năm liền, cô là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, giáo viên giỏi Nghiệp vụ sư phạm trẻ cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua cơ sở 5 năm học liên tục học từ 2016-2017 đến nay. Năm học 2020-2021, cô được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; năm học 2021-2022 đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong 4 năm học vừa qua, cô đều có sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng học tập của học sinh và đều được công nhận phạm vi ảnh hưởng cấp huyện. Năm học 2021-2022, đề tài “Tổ chức trò chơi học tập để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 2C” của cô ka Kầm được công nhận phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh. Học sinh của cô chủ nhiệm cũng đạt nhiều thành tích. Năm học 2016-2017, cô hướng dẫn em Ka Hợi, lớp 4C làm sản phẩm sáng tạo, đạt giải Ba cấp tỉnh Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng và đạt giải Nhất, Nhì Cuộc thi viết chữ đẹp cấp trường. Năm học 2021-2022, cô bồi dưỡng 2 học sinh đạt giải cấp huyện về thi đấu trường toán học trên vendu…

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, nơi cô giáo Ka Kầm gắn bó
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, nơi cô giáo Ka Kầm gắn bó

Không chỉ thành công ở giáo mục mũi nhọn, giáo dục toàn diện là nhiệm vụ luôn được cô Kầm đầu tư. Kết quả giáo dục và rèn luyện của học sinh hàng năm hoàn thành chương trình lớp học đều vượt chỉ tiêu nhà trường giao. Tập thể lớp hầu như năm học nào cũng đạt danh hiệu Xuất sắc.

Ở Phước Lộc, bà con còn biết đến cô giáo Kầm là chủ gia đình mẫu mực xây đắp tổ ấm của mình. Năng lượng tích cực của cô góp phần làm điểm tựa để người chồng cũng là đồng bào dân tộc Mạ hoàn thành vai trò một bác sĩ Trạm trưởng Trạm y tế xã Madaguôi và 2 con nhỏ. Con trai đầu hiện đang học lớp 2, từng đoạt giải Vàng tại Cuộc thi đấu trường toán học cấp tỉnh.

Cô giáo Kầm còn tham gia dạy tiếng Mạ cho đội ngũ công chức, viên chức của huyện Đạ Huoai. Tôi hỏi: “Việc trường, việc nhà lại đèo thêm việc huyện, lý do nào cô đa mang vậy?”.

Cô Kầm chia sẻ: “Em muốn mang tiếng nói của dân tộc mình đến cho các cán bộ công chức công tác ở vùng DTTS. Vì họ không biết tiếng dân tộc và chưa am hiểu phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của đồng bào các DTTS nên đôi lúc ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục đồng bào thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước”.

Nhà giáo Ka Kầm (thứ 4 bên phải qua) cùng đồng nghiệp nhận chứng nhận Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2021-2022
Nhà giáo Ka Kầm (thứ 4 bên phải qua) cùng đồng nghiệp nhận Chứng nhận Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2021-2022

Một Bí thư Đoàn trường 4 năm đều đạt Chi đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; một Chi hội trưởng Chữ thập đỏ được Hội huyện tặng Giấy khen; một Tổ trưởng chuyên môn có 10 lượt cá nhân đạt các danh hiệu và khen thưởng: giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh, Bằng khen của tỉnh của Bộ… và một đảng viên gương mẫu. Cô giáo Ka Kầm là bông hoa đẹp giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Thầy, cô thay đổi” vì một trường học hạnh phúc

“Thầy, cô thay đổi” vì một trường học hạnh phúc

Chương trình “Thầy, cô thay đổi” đã được đông đảo cán bộ quản lý và giáo viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương hưởng ứng, tham gia tích cực, ngày càng được triển khai rộng rãi, chuyển biến từ “lượng” sang “chất”. Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là những tấm gương điển hình trong việc nêu cao vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người”. Chương trình cũng đã góp phần khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nhà giáo, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
Tin nổi bật trang chủ
Tích cực tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước; phát triển Học viện Quốc phòng ngang tầm khu vực và thế giới

Tích cực tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước; phát triển Học viện Quốc phòng ngang tầm khu vực và thế giới

Chiều 12/12, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và nói chuyện với lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, học viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ Học viện Quốc phòng.
Bắc Yên (Sơn La): Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Bắc Yên (Sơn La): Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Tin tức - Phương Linh - 3 giờ trước
Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) có 99 Người có uy tín, trong đó 60 Người có uy tín là đảng viên, 10 Người có uy tín là bí thư, trưởng xóm. Trong những năm qua, huyện đã dành nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho Người có uy tín trên địa bàn.
Đòn bẩy để người dân Sơn Dương thoát nghèo

Đòn bẩy để người dân Sơn Dương thoát nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã tích cực huy động, bố trí các nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đó, người dân có thêm nhiều cơ hội để tạo ra việc làm mới; tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.
Báo động tình trạng học cách tự chế pháo nổ trên mạng - hậu quả khôn lường

Báo động tình trạng học cách tự chế pháo nổ trên mạng - hậu quả khôn lường

Pháp luật - Minh Nhật - 3 giờ trước
Vào thời điểm cuối năm và cận Tết Nguyên đán, nhiều thanh niên, học sinh trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tự mày mò, tìm hiểu trên mạng xã hội... để mua nguyên vật liệu nổ rồi tự chế tạo pháo nổ. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường đến tính mạng, sức khỏe của người dân và tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương.
Bình Định: Mưa lớn khiến đèo An Khê bị sạt lở, giao thông bị ùn tắc

Bình Định: Mưa lớn khiến đèo An Khê bị sạt lở, giao thông bị ùn tắc

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Mưa lớn kéo dài gây ra sạt lở tại đèo An Khê, khiến một phần đường bị ngập nước và giao thông bị chậm trễ tại Quốc lộ 19. Đơn vị thi công cùng với lực lượng chức năng cố gắng khắc phục hậu quả và bảo đảm an toàn cho người đi lại.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3994/QĐ-BVHTTDL ghi danh, đưa Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, Bình Định) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 13/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Giai điệu vang trong từng góc phố. Để người nông dân làm giàu từ khoai mì. Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Sơn La: Dấu ấn giảm nghèo ở đồng bào dân tộc La Ha nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS

Sơn La: Dấu ấn giảm nghèo ở đồng bào dân tộc La Ha nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 4 giờ trước
So với số liệu cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2019, hiện tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc La Ha ở tỉnh Sơn La đã giảm 26%, dù chuẩn nghèo đã được nâng lên so với thời điểm 05 năm trước. Đây là thành tựu ấn tượng, cho thấy hiệu quả của các chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sóc Trăng: Tăng cường giám sát để nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho lao động DTTS

Sóc Trăng: Tăng cường giám sát để nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho lao động DTTS

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 4 giờ trước
Thời gian qua, Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi" của Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Kết quả có được là nhờ sự giám sát thực hiện chặt chẽ trong quá trình triển khai, trong đó vai trò nòng cốt là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.
Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 13/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Giai điệu vang trong từng góc phố. Để người nông dân làm giàu từ khoai mì. Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Cộng hòa Dominica

Thời sự - PV - 22:08, 12/12/2024
Chiều 12/12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp thân mật đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất (MIU), Bộ trưởng Bộ Chính sách Hội nhập Khu vực của Cộng hòa Dominica, đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam. Cộng hòa Dominica là quốc gia đang phát triển có nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực Mỹ La tinh và Caribe.
Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Như Anh - 21:11, 12/12/2024
Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).