Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”, trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn triển khai quyết liệt và đã đạt được nhiều kết quả. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn bà Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị xung quanh vấn đề này
Cả nước có 435 xã, phường, thị trấn thuộc 103 huyện, thị xã của 25 tỉnh có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc – Lào – Campuchia. Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, những năm qua, bên cạnh triển khai các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển địa bàn biên giới thì các cấp ngành, địa phương đã quan tâm vun đắp tình hữu nghị giữa chính quyền và Nhân dân hai bên biên giới.
Nhiều năm nay, nhằm động viên khuyến khích đội ngũ Người uy tín phát huy vai trò là "cầu nối", là "điểm tựa" của đồng bào DTTS ở các bản làng, tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm triển khai kịp thời các chính sách chăm lo đối với đội ngũ Người có uy tín. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị về vấn đề này.
Ngày 10/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giai đoạn 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 với nhiều chính sách ưu việt nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng đời sống cho hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào DTTS vùng miền núi.
Thưa quý vị và các bạn! Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về Cuộc gặp mặt của Lãnh đạo UBDT với đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai; Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc kỷ niệm 65 năm ngày thành lập; Cùng một số thông tin nổi bật khác về hoạt động dân tộc – tôn giáo tại các địa phương trên cả nước. Phần đọc báo hôm nay sẽ giới thiệu bài viết: Nghệ nhân Chom và niềm đam mê “pí pặp” của tác giả Anh Ngọc.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc giao danh mục và mức vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.
Nhằm bảo tồn, phát huy nét văn hoá đặc sắc trên địa bàn, huyện Ia Grai đã tổ chức Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm 2022 tại bến đò làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Qua đó, góp phần giúp địa phương quảng bá hình ảnh, kích cầu du lịch. Ngày hội văn hoá đặc sắc đã thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến thưởng thức và trải nghiệm.
UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định 42/2022/QĐ-UBND ngày 7/11/2022 quy định tiêu chí, cách phân bổ máy tính bảng thuộc chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Ở Khuổi Ma, xã Hùng Lợi (Yên Sơn), Trưởng thôn Sầm Văn Páo được bà con tin yêu lắm. Trẻ người, nhưng những việc làm của Páo không hề trẻ. Anh tính toán kỹ lưỡng, hết lòng vì dân bản, dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng dưới sự dẫn đường của Sầm Văn Páo (sinh năm 1986), người Mông ở Khuổi Ma đang từng bước vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, sung túc.
Năm 2021, thôn Lao Đu, xã Phước Xuân được Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam tặng Giấy khen “Thôn bản văn hóa kiểu mẫu”. Lao Đu cũng là thôn văn hóa kiểu mẫu 10 năm liên tục (2010-2020). Để có được thành tích đó, bên cạnh sự chung sức, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và người dân trong bản còn có sự đóng góp, cống hiến hết mình của già làng, Người có uy tín A Song Ba, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lao Đu.
Những năm gần đây, nhờ các chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho vùng đồng bào DTTS, bà con vùng cao huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng mô hình trồng sắn cao sản xen canh cây quế. Với hiệu quả bước đầu mang lại, mô hình này đang được người dân nơi đây hưởng ứng, hứa hẹn là sinh kế giảm nghèo bền vững cho đồng bào.
Trong những năm qua, thực hiện phương châm “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh Luông, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên đã có nhiều việc làm thiết thực giúp đỡ đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, mang lại sự bình yên cho vùng đất biên cương của Tổ quốc.
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) từ ngày 18 - 23/11/2022.
UBND tỉnh Hoà Bình vừa ban hành Kế hoạch số 166/KH-UBND về việc giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn.
Ngày 9/11, tại TP Hội An (Quảng Nam), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Hội nghị tập huấn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có sự tham dự của đại biểu 12 tỉnh, thành khu vực miền núi Bắc, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Đối với người Thái ở Điện Biên mùa hoa ban nở cũng là mùa của lễ hội, mùa của những hoạt động văn hóa dân gian cộng đồng. Một trong số đó không thể không nhắc tới Lễ hội Hạn Khuống. Hạn Khuống là linh hồn của bản mường tượng trưng cho sự ấm no phồn vinh của cộng đồng người Thái.
Cúm B là loại virus lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ (có chứa vi rút cúm) trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện; có thể lây do trẻ chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt bị nhiễm bệnh rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của trẻ. Hiện đang là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, số lượng trẻ mắc cúm B có xu hướng gia tăng. Cha mẹ cần lưu ý một số thông tin về bệnh cúm B để biết cách chăm sóc, theo dõi trẻ khi mắc bệnh.
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trong cộng đồng.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư phát triển y tế cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong những năm qua, nhiều y, bác sĩ người DTTS của tỉnh Đắk Lắk đã được tăng cường về cơ sở và đã phát huy vai trò quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Bác sĩ Y Nghin , Trưởng Trạm Y tế xã Ea Trang (huyện Ma Đ’rắk, Đắk Lắk) là một điển hình.