Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Sẻ chia cùng đồng bào là mệnh lệnh từ trái tim

Trần Hoàng Anh - 05:07, 10/11/2022

Trong những năm qua, thực hiện phương châm “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh Luông, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên đã có nhiều việc làm thiết thực giúp đỡ đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, mang lại sự bình yên cho vùng đất biên cương của Tổ quốc.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Thanh Luông tuần tra bảo vệ biên giới, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Thanh Luông tuần tra bảo vệ biên giới, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép.

Mệnh lệnh từ trái tim

Trên đường dẫn tôi xuống thăm bà con nhân dân các dân tộc của xã Thanh Nưa, Trung tá Nguyễn Văn Thọ, Đồn trưởng Đồn Biên phòng (BP) Thanh Luông cho biết, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới tuyến Việt Nam - Lào dài hơn 13km, với 7 mốc quốc giới. Địa bàn khu vực biên giới thuộc 3 xã: Thanh Nưa, Thanh Luông và Thanh Hưng của huyện Điện Biên. Đời sống của đồng bào các dân tộc ở 73 thôn, đội, bản thuộc địa bàn quản lý của Đồn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Quán triệt quan điểm “Gần dân, bám dân, sâu sát địa bàn”, “Dân vững thì biên giới mới vững”, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn xác định nhiệm vụ giúp dân ổn định đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Thanh Luông đã có nhiều việc làm thiết thực giúp cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Để nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng của người dân, đơn vị đã cử cán bộ bám sát địa bàn, đánh giá thực trạng đời sống từng hộ dân, từ đó có những định hướng và giải pháp giúp đỡ phù hợp. Qua tìm hiểu, những hộ nghèo trên địa bàn đều gặp khó khăn do thiếu đất sản xuất, muốn phát triển chăn nuôi nhưng thiếu vốn đầu tư. Năm 2019, để thực hiện kế hoạch giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, Đồn BP Thanh Luông đã hỗ trợ 240 con ngan, gà giống cho 8 hộ gia đình 3 xã: Thanh Luông, Thanh Hưng, Thanh Nưa. Đồng thời, cử cán bộ thường xuyên xuống cơ sở hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc. Nhờ đó, đồng bào đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm; biết phát huy tiềm năng địa phương để trồng trọt, chăn nuôi.

Đi cùng chị Lò Thị Vân, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Nưa đến thăm 69 hộ dân ở bản Pom Khoang, Bí thư Vân cho biết, những năm trước đây, người dân bản Pom Khoang chủ yếu canh tác lúa nước nhưng năng suất không ổn định, đời sống gặp nhiều khó khăn, một số đối tượng còn liên quan đến ma túy. Từ khi được cán bộ, chiến sĩ của Đồn BP Thanh Luông thường xuyên xuống bản tuyên truyền, hướng dẫn cách thức phát triển kinh tế hộ gia đình, đến nay bà con đã không để đất trống mà sản xuất thêm cây vụ đông, tăng thu nhập.

Song song với đó, các cán bộ, chiến sĩ Đội vận động quần chúng của Đồn BP Thanh Luông cũng đã trực tiếp đến từng hộ gia đình tuyên truyền để đồng bào nhận thức rõ tác hại, hậu quả của ma túy. Đồng thời phổ biến và hướng dẫn sản xuất theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, nhờ đó đã có hiệu quả thiết thực. Đến nay, tại các bản này đã có hơn 20 hộ vươn lên thoát nghèo.

Bên cạnh việc duy trì có hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Đồn Biên phòng Thanh Luông còn phối hợp với với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Năm vừa qua, đơn vị đã phối hợp với Điểm văn hóa tâm linh Linh Sơn trao tặng 365 suất quà trị giá trên 139 triệu đồng cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, gia đình có công, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn 3 xã. Phối hợp với MTTQ, Ban Dân tộc, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân 3 xã và các đoàn thể tỉnh thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Hiện nay, đơn vị đã nhận đỡ đầu 11 học sinh trên địa bàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với mức hỗ trợ 500.000 đồng/cháu/tháng. Nguồn kinh phí được trích từ quỹ tăng gia sản xuất của đơn vị, một phần do cán bộ, chiến sĩ đóng góp và một phần xã hội hóa bên ngoài. Các cháu Phạm Thị Thanh Hải (SN 2004, ở đội 19, xã Thanh Luông); Lường Văn Nam (SN 2006, ở bản Hồng Lệnh, xã Thanh Nưa); Tòng Thị Yến (SN 2006, ở bản Hua Pe, xã Thanh Luông) hay Lường Thị Thoa (ở đội 8, xã Thanh Hưng) cũng nhờ BĐBP giúp đỡ mới có cơ hội đến trường.

Vùng biên khởi sắc

Những ngày này, đến với các xã Thanh Luông, Thanh Hưng, Thanh Nưa, huyện Điện Biên, chúng ta có thể cảm nhận rất rõ nhịp sống thanh bình, phát triển trong đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây. Những cánh đồng lúa trĩu hạt, những nương ngô xanh mướt, những đàn bò, đàn lợn béo tròn… như thay lời khẳng định về một cuộc sống mới đang phát triển từng ngày. Những con đường giao thông đã bớt đi khó khăn, cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường trạm cũng đã được đầu tư khang trang, kiên cố. Có được thành quả này không chỉ nhờ có các chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước đầu tư cho vùng đồng bào DTTS mà còn có một phần công sức không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Thanh Luông.

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng phát tờ rơi tuyên truyền vận động nhân dân về Luật Biên phòng Việt Nam.
Cán bộ, chiến sĩ biên phòng phát tờ rơi tuyên truyền vận động nhân dân về Luật Biên phòng Việt Nam.

Nói về sự phát triển của xã Thanh Nưa hôm nay, Bí thư Đảng ủy xã Lò Thị Vân cho biết: “Trong sự phát triển đi lên của địa phương có sự đóng góp rất lớn của những người lính Đồn BP Thanh Luông. Không chỉ tuần tra giữ gìn cuộc sống bình yên cho đồng bào vùng biên, cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Thanh Luông còn tích cực giúp đỡ người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Nhiều năm qua, để bà con yên tâm gắn bó với biên giới, không di cư tự do, Đồn BP Thanh Luông đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc từ nguồn vốn của Chính phủ và của tỉnh. Điển hình như các Chương trình 134, 135, chính sách hỗ trợ sản xuất, Nghị quyết 30 a, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, … Nhiều mô hình giúp dân phát triển kinh tế, xã hội của Đồn BP Thanh Luông đã được rút kinh nghiệm và nhân rộng trong lực lượng BĐBP tỉnh Điện Biên như: Mô hình nuôi lợn sinh sản, mô hình trồng ngô lai năng suất cao, mô hình chăn nuôi trâu bò sinh sản…

Thông qua các mô hình này, các chiến sĩ biên phòng đã giúp bà con từng bước biết tự chủ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, đẩy mạnh chăn nuôi, trồng trọt, ổn định đời sống. Ngoài ra, các anh còn nhận đỡ đầu cho các gia đình nghèo, nhận các cháu có hoàn cảnh khó khăn làm con nuôi của đơn vị...”

Những việc làm thắm tình quân dân của cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Thanh Luông đã góp phần xây dựng địa phương 3 xã Thanh Hưng, Thanh Luông và Thanh Nưa vững vàng về chính trị, phát triển về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh. Đồng bào các dân tộc cùng nhau đoàn kết, một lòng sắt son đi theo Đảng, sẻ chia, chung tay xây dựng và giữ vững bình yên vùng phên giậu biên cương Tổ quốc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 3 phút trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 4 phút trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 5 phút trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 10 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 15 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 16 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 18 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 20 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 23 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 25 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.