Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”, trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn triển khai quyết liệt và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn ông Bế Ngọc Thuấn - Phó trưởng Ban Dân tộc Bắc Kạn xung quanh vấn đề này.
Từ ngày 17 - 22/11, Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS năm 2022.
Trong lễ hội Oóc-om-bóc, ngoài nghi lễ thả đèn, cúng trăng… thì đua ghe Ngo luôn được đồng bào Khmer háo hức chờ đợi nhất. Hoạt động này gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Khmer, phản ánh ước nguyện về một cuộc sống an thịnh, tinh thần đoàn kết, biểu trưng sức mạnh. Chính vì vậy, tại Lễ hội Oóc-om-bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 vừa qua thu hút đến hàng trăm ngàn người đến xem và cổ vũ.
Trong những năm vừa qua, cộng đồng dân tộc Tày trên địa bàn ở Xuân Giang vẫn giữ gìn và bảo tồn nguyên vẹn bí quyết làm men lá nấu rượu truyền thống từ xa xưa. Men lá được làm từ nhiều loại lá, rễ, cây dược liệu quý hiếm đã cho ra những mẻ rượu đậm chất núi rừng làm say đắm lòng người.
Vừa qua, tại không gian Làng dân tộc Ê Đê, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đã tái hiện Lễ kết nghĩa Mẹ - Con giữa mẹ nuôi (Hyum Niê) và con nuôi (Y Vâng Brông) đến từ buôn Tơng Ju, xã Ea Kao, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk theo đúng nghi thức truyền thống của đồng bào Ê Đê.
“Gương mẫu, nhiệt huyết, năng nổ trong các hoạt động tại địa phương”, đó là đánh giá của ông Lê Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) dành cho chị Hà Thị Quỳn, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn của thôn 9 xã Ia Tơi.
Chiều 20/11, tại không gian sân Lễ hội làng III, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ Bế mạc các hoạt động Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I năm 2022.
Chiều 20/11, đồng bào Gia Rai ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới - một trong những lễ hội độc đáo của dân tộc Gia Rai được tái hiện trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2022; Hội thảo trực tuyến toàn quốc góp ý dự thảo Đề án "Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn" giai đoạn 2023 – 2025; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đã tiếp và làm việc với Đoàn Cố vấn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); cùng một số thông tin về dân tộc, tôn giáo nổi bật khác tại các địa phương trên cả nước. Phần đọc báo hôm nay sẽ giới thiệu bài viết: Những trang giáo án nhòe sương... của tác giả Trương Hữu Thiêm.
Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận cho biết, tính đến cuối tháng 10/2022, kết quả giải ngân vốn thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt rất thấp.
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, ngay từ đầu năm 2022, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND, ngày 3/3/2022 về thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh với 10 dự án thành phần.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La vừa ban hành Hướng dẫn số 335/HD-STNMT ngày 9/11/2022, hướng dẫn giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025), năm 2022, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) được giao tổng vốn đầu tư công gồm 52.432 triệu đồng/46 công trình, vốn sự nghiệp là 10.471 triệu đồng.
Thương những đứa trẻ, dân làng vùng khó khát chữ, những “chiến sĩ cầm bút, cầm phấn” với trái tim yêu nghề, mến trò đã trụ vững nơi khó khăn. Và càng trân quý hơn, khi chính những người thầy, cô đó là người DTTS Gia Rai, Ba Na đã vượt khó truyền lửa tri thức đến các học trò nghèo trên quê hương mình.
Ngày 17/11, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình, Cục Di sản Văn hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối hợp Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Quảng Bình và UBND huyện Lệ Thuỷ tổ chức trưng bày và thực hành trình diễn lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều, xã Ngân Thuỷ (Lệ Thuỷ).
Sáng 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam lần I năm 2022 với chủ đề "Sắc màu trang phục truyền thống các DTTS khu vực phía Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển”.
Nhắc đến huyện Mèo Vạc (Hà Giang) là nhắc tới cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ nhưng không kém phần nên thơ với dòng sông Nho Quế, vách đá thần Mã Pì Lèng, con đường Hạnh Phúc… Cùng với đó là Lễ hội Chợ tình Khâu Vai và các Làng văn hóa du lịch cộng đồng giàu bản sắc của đồng bào Mông, Lô Lô. Trong những năm gần đây, Mèo Vạc là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung.
Sơn La là tỉnh có địa bàn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021-2025 rất rộng (gọi tắt là Chương trình MTQG), dự kiến nhu cầu để thực hiện 10 dự án thành phần của Chương trình là rất lớn. Do đó, tỉnh xác định nâng cao vai trò quản lý, chỉ đạo là yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình MTQG.
Thời gian qua, đội ngũ quân y Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS vùng biên giới. Các phòng khám kết hợp quân dân y (KHQDY) của BĐBP Nghệ An ở các bản làng khu vực biên giới đã trở thành địa chỉ tin cậy của đồng bào DTTS mỗi khi ốm đau, bệnh tật.
Năm 2005, cô Nguyễn Thị Ngọc bỏ phồn hoa phố thị, mang theo tấm bằng Đại học chuyên ngành Ngoại ngữ ngược ngàn lên biên giới. Gần 20 năm sau, cô vẫn ở đó, cùng con em đồng bào dân tộc thiểu số miệt mài cùng con chữ. Cô được phụ huynh và học sinh gọi bằng cái tên thân thương là "cô giáo nói tiếng Tây".