Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tái hiện Lễ mừng lúa mới của đồng bào Gia Rai

Kim Anh - Tố Oanh - 21:13, 21/11/2022

Chiều 20/11, đồng bào Gia Rai ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới - một trong những lễ hội độc đáo của dân tộc Gia Rai được tái hiện trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Bà con gùi lúa về và tự tay chuẩn bị những hạt gạo để nấu cơm chuẩn bị Lễ mừng lúa mới
Bà con gùi lúa về và tự tay chuẩn bị những hạt gạo để nấu cơm chuẩn bị Lễ mừng lúa mới

Lễ mừng lúa mới của người Gia Rai thường được tổ chức vào tháng 12 dương lịch, sau khi bà con đã thu hoạch xong nông sản. Mỗi hộ dân góp 1 kg gạo mới, 1 ghè rượu để chuẩn bị cho việc cúng lễ.

Phụ nữ Gia Rai giã gạo chuẩn bị đồ lễ cho Lễ mừng lúa mới
Phụ nữ Gia Rai giã gạo chuẩn bị đồ lễ cho Lễ mừng lúa mới

Lễ thường được tổ chức ở nhà rông của làng. Lễ vật gồm có: 1 con heo (lợn) hoặc 1 con gà trống (nếu cúng gà thì cơm 1 bát, rượu 1 ché), 3 ché rượu, 3 bát cơm, 3 chén rượu, 1 cây nêu, 1 chòi lúa, 1 bó lúa còn nguyên hạt, 1 thúng lúa, 1 cái nia, 3 cái đĩa, 6 cái bát, liềm, gùi, thúng...

Thầy cúng - Nghệ nhân ưu tú tín ngưỡng dân gian Rơ ô Bhung làm chủ nghi lễ mừng lúa mới
Thầy cúng - Nghệ nhân ưu tú tín ngưỡng dân gian Rơ ô Bhung làm chủ nghi lễ mừng lúa mới

Sau khi chuẩn bị xong lễ vật, Già làng khấn, cầu mong thần linh (Yang ơi kơdu, ơi kơdai, yang chứ, yang ia) và linh hồn ông bà tổ tiên ăn cơm mới phù hộ cho dân làng được mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, năm sau thu hoạch nhiều hơn năm trước, lúa đầy chòi, bắp đầy nhà ăn không hết.

Thầy cúng mời thần linh về hưởng cơm mới và lễ vật bà con dâng để phù hộ cho dân làng một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no
Thầy cúng mời thần linh về hưởng cơm mới và lễ vật bà con dâng để phù hộ cho dân làng một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no

Lễ cúng mừng lúa mới tại rẫy lúa với lễ vật gồm 1 ché rượu, 1 con gà. Thầy cúng chạm 7 lần vào ché rượu, dâng lễ và cầu khấn 7 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) cho những loại giống lúa: Lúa trô, blia, chke… cho lúa mau chín, cho lúa thơm ngon. Hôm nay gia đình chủ lúa xin dâng các thần 1 ché rượu, 1 con gà để cảm ơn các thần linh đã cho chủ lúa sức khỏe, cho rẫy lúa chín vàng, cho mùa lúa bội thu.

Đồng bào Gia Rai thực hiện nghi thức tuốt lúa đưa cất vào chòi lúa
Đồng bào Gia Rai thực hiện nghi thức tuốt lúa đưa cất vào chòi lúa

Lễ cúng mừng lúa mới tại chòi lúa với lễ vật gồm 1 ché rượu, 1 đầu gà. Thầy cúng chạm 7 lần vào ché rượu và dâng lễ và cầu khấn 7 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) để tạ ơn các thần đã che chở cho cây lúa, che chở cho gia đình chủ lúa được mạnh khỏe, xin phép các thần cho chủ lúa được thu hoạch, xin được rước hồn lúa vào chòi để cất giữ. Sau khi lễ cúng tại chòi rẫy xong thì tất cả nam, nữ cùng nhau thực hiện việc tuốt lúa để đưa cất vào chòi lúa.

Đồng bào Gia Rai chuẩn bị lễ vật cho nghi thức cúng tại nhà chủ lúa
Đồng bào Gia Rai chuẩn bị lễ vật cho nghi thức cúng tại nhà chủ lúa

Lễ cúng mừng lúa mới tại nhà chủ lúa với lễ vật gồm 3 ché rượu, 1 con heo. Thầy cúng chạm 7 lần vào ché rượu và cầu khấn 7 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) xin phép các thần cho gia đình được rước hồn lúa và lúa về nhà. Hôm nay gia đình xin dâng các thần linh 1 ché rượu và 1 con heo.

Đồng bào Gia Rai theo chế độ mẫu hệ, nên những người phụ nữ sẽ uống rượu trước để lấy may
Đồng bào Gia Rai theo chế độ mẫu hệ, nên những người phụ nữ sẽ uống rượu trước để lấy may

Sau khi dâng lễ là đến phần mời rượu, đồng bào Gia Rai theo chế độ mẫu hệ, nên đầu tiên là người vợ, mẹ vợ, mẹ của chủ lúa… uống rượu trước rồi tiếp đến mới là những người đàn ông.

Sau lễ cúng bà con cùng vui hội để tăng tình đoàn kết và giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình
Sau lễ cúng bà con cùng vui hội để tăng tình đoàn kết và giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình
Đồng bào Gia Rai diễn tấu cồng chiêng, múa xoang cầu mong cho vụ mùa mới mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi
Đồng bào Gia Rai diễn tấu cồng chiêng, múa xoang cầu mong cho vụ mùa mới mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi

Lễ cúng kết thúc, đồng bào Gia Rai cùng vui hội, nổi cồng chiêng với những điệu múa, làn điệu dân ca để cùng nhau hướng tới một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no và bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:13, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Tin tức - Việt Cường - 21:00, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Văn phòng Ủy ban phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) tổ chức Lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Ông Lò Quang Tú - Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc dự và khai mạc Lớp tập huấn.
Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 20:46, 28/03/2023
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu mát của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 20:29, 28/03/2023
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào DTTS thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 20:14, 28/03/2023
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 20:12, 28/03/2023
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.