Media -
Thúy Hồng -
22:49, 28/08/2023 Lễ hội Mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Cơ Tu, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm thể hiện sự biết ơn đối với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Sắc màu 54 -
Kim Anh - Tố Oanh -
21:13, 21/11/2022 Chiều 20/11, đồng bào Gia Rai ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới - một trong những lễ hội độc đáo của dân tộc Gia Rai được tái hiện trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Nghệ nhân Ưu tú Tà Thía Banh, Bí thư Đảng ủy xã Phước Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trong tháng 2 vừa qua, bà con Raglay rất phấn khởi khi Lễ ăn mừng đầu lúa mới được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023. Đây là niềm vinh dự và tự hào của đồng bào Raglay trong việc gìn giữ tập quán tốt đẹp có ý nghĩa tâm linh sâu sắc được ông bà xưa truyền lại cho con cháu ngày nay.
Mùa thu, những cánh đồng lúa trên rẻo cao Tây Bắc tràn ngập sắc thu vàng của nắng, của lúa đang chín rộ. Khắp nơi, tiếng nói, tiếng cười và không khí lao động khẩn trương tấp nập. Từ bao đời nay, cứ đến mùa gặt, những hoạt động đã thành phong tục văn hóa mang bản sắc của đồng bào Tày lại được tổ chức và gìn giữ.
Sau vụ thu hoạch cuối năm, vào ngày đầu tiên của năm mới, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở buôn Kon H’rinh, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, buôn làng hạnh phúc.