Những năm gần đây, các huyện miền núi tỉnh Sơn La đã và đang phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các mô hình liên kết trồng cây dược liệu, bước đầu đã đem lại hiệu quả. Từ đó, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, thu nhập ổn định, giúp đồng bào DTTS từng bước vươn lên thoát nghèo.
Nhân dịp Ngày hội đại đoàn kết dân tộc, sáng 18/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và chung vui với bà con Nhân dân liên khu dân cư các bản thuộc xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu trong Ngày hội Đại đoàn kết. Cùng đi với Thủ tướng còn các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Lai Châu.
Tài sản hình thành từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (NSNN) nên phải quản lý theo quy định đối với tài sản công. Tuy nhiên, các dự án có sự tham gia đóng góp của các đối tượng ngoài Nhà nước. Vì vậy, khi triển khai, các địa phương rất lúng túng trong thực hiện các quy định về cơ chế sử dụng NSNN và quản lý tài sản công sau khi dự án kết thúc.
Giải pháp cơ bản nhất để tránh lãng phí nguồn nhân lực DTTS sau đào tạo là cần có sự định hướng, chọn lọc ngành nghề, gắn với nhu cầu thực tế việc làm tại các địa phương.
Vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, tổ chức chương trình trao vốn hỗ trợ sinh kế cho 4 hộ nghèo năm 2023 với số tiền là 100.000.000 đồng nhằm tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế, tạo thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống, có ý chí vươn lên thoát nghèo bền vững.
Mới đây, tại Học viện Dân tộc đã diễn ra sự kiện "Chào tân sinh viên khóa 3 và giao lưu sinh viên Học viện Dân tộc", sự kiện diễn ra nhằm hưởng ứng Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024 và kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của Học viện Dân tộc.
Tỉnh Kon Tum có gần 55% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tum đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách đặc thù đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó, tập trung đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào DTTS. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quốc Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
Trên những núi cao, nơi khó khăn nhất của huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam), có những thầy cô giáo đêm tuổi xuân, miệt mài gieo chữ, mang ánh sáng đến cho những học sinh DTTS nghèo miền sơn cước.
Thực trạng nhiều sinh viên người DTTS sau khi tốt nghiệp không có việc làm đang trở thành vấn đề nan giải của các địa phương. Việc tìm ra lời giải cho bài toán khó này khiến lãnh đạo các địa phương “đau đầu”.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh An Giang đã triển khai các dự án thành phần kịp thời, hiệu quả. Nhờ đó, đời sống bà con đồng bào DTTS nơi đây đã từng bước vượt qua những khó khăn, vươn lên làm giàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Chương trình đã đạt được một số kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương hiện đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang.
Vừa qua, tại huyện A Lưới, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức 3 lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Trong 2 ngày (16 - 17/11), UBND xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn phát triển nguồn nhân lực làm du lịch cộng đồng và hỗ trợ trang phục biểu diễn cồng chiêng để xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của địa phương. Tham dự lớp tập huấn có 100 học viên, là đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia, cán bộ thôn, làng và người dân.
Chiều 16/11, tại Tp. Kon Tum, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Họp báo thông tin đến các cơ quan báo chí về sự kiện Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I, năm 2023, tại tỉnh Kon Tum.
Ẩn hiện dưới những tầng mây trùng điệp giữa vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ là những ngôi làng của người Xơ Đăng với mái nhà rông cao vút, xen kẽ đó là những ngôi nhà xây kiên cố, trẻ em ríu rít đến trường trên những con đường bê tông sạch đẹp,....cho thấy sự đổi thay trong đời sống của người Xơ Đăng ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum). Điều đó khẳng định những chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả.
Chiều 16/11, Vụ Công tác Dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung) gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Đoàn có 32 Người có uy tín, do bà Đặng Thị Minh Sáng - Trưởng phòng Dân tộc huyện Sơn Hà làm Trưởng đoàn. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Phạm Thị Phước An chủ trì buổi gặp mặt.
Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG1719), việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, các thiết chế văn hóa được đầu tư, góp phần nâng cao đời sống văn hóa vùng đồng bào DTTS.
Sinh sống trên vùng đất nhiều khó khăn về cả khí hậu lẫn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước khan hiếm, đồng bào Chăm với nền nông nghiệp lúa nước đã vượt qua không ít những gian nan để tồn tại và phát triển. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, tạo nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển, đưa đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào Chăm trong cả nước nói chung, 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận nói riêng vươn lên phát triển toàn diện về mọi mặt.
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thay đổi diện mạo vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Điện Biên.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp với các cách làm thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS.