Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Kạn: Đa dạng các biện pháp nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS

Mộc Nhi - 08:15, 16/11/2023

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp với các cách làm thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS.

Một tiểu phẩm tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống do học sinh Trường PTDT Nội trú Ba Bể thể hiện
Một tiểu phẩm tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống do học sinh Trường PTDT Nội trú Ba Bể thể hiện

Đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Là tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Kạn có trên 88% dân số là đồng bào DTTS. Tình trạng TH&HNCHT sinh nhiều con, sinh dày vẫn còn tồn tại ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao nơi đây. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm chất lượng dân số, thất học, khó giảm nghèo.

Trước tình trạng TH&HNCHT vẫn tồn tại dai dẳng tại các vùng cao trên địa bàn, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em, làm suy giảm chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đang phối hợp thực hiện quyết liệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Tiểu dự án 2 của Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (Từ năm 2021 - 2025). Mục tiêu đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.

Xác định tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ chủ chốt trong ngăn chặn, đẩy lùi TH&HNCHT, Bắc Kạn đã đổi mới công tác tuyên truyền cả về nội dung lẫn hình thức. Theo Ban Dân tộc tỉnh, để giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS, cần tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể các cấp đối với công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT.

Đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, đúng đối tượng; phát huy vai trò đội ngũ báo cáo viên các cấp, cán bộ xã, thôn; lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các chương trình thông tin lưu động, sân khấu hóa; hoạt động ngoại khóa trong các trường học, các câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật.

Tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại TP. Bắc Kạn.
Tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại TP. Bắc Kạn.

Bên cạnh đó, xây dựng các phóng sự, tin, bài phản ánh về hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống phát trên hệ thống phát thanh truyền hình, nhất là loa truyền thanh cơ sở; tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội thi tìm hiểu pháp luật và hoạt động tư vấn trợ giúp pháp lý miễn phí tại trung tâm và lưu động đến các điểm dân cư vùng dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ người DTTS, già làng, trưởng thôn, người có uy tín, hòa giải viên, cộng tác viên ở cơ sở trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình và các biện pháp ngăn chặn như vận động Nhân dân trong cộng đồng không dự đám cưới tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ngay từ trong khu dân cư.

Bà Triệu Thị Thu Phương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn cho biết, để thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi”, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp với các cách làm thiết thực như: Sân khấu hóa để dễ nhớ, dễ hiểu; phát huy vai trò Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động thường xuyên, kịp thời… Theo đó, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương tổ chức hoạt động tuyên truyền tại các xã và 11 mô hình điểm, nơi có nguy cơ xảy ra tình trạng tảo hôn cao bằng nhiều hình thức”.

Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, phong phú các hình thức vận động nâng cao nhận thức của người dân thì sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương cũng là rất cần thiết để đẩy lùi nạn TH&HNCHT.

Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn.
Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn.

Quyết tâm giảm thiểu TH&HNCHT - nâng cao chất lượng dân số

Ở thôn Lủng Pạp, xã Cao Tân là thôn vùng sâu, vùng xa của huyện Pác Nặm, nơi có 100% dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 96%, bà con trong thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp là chính. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) cách đây 3 năm về trước vẫn còn xảy ra.

Tuy nhiên, từ khi thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS”, tình trạng TH&HNCHT đã giảm hẳn. Được biết, năm 2020, thôn Lủng Pạp đã tuyên truyền, vận động giảm nạn tảo hôn được 2 cặp không tổ chức cưới khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Học sinh trong độ tuổi đều được đến trường. Năm 2021, 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 thôn duy trì không còn tình trạng TH&HNCHT.

Với cương vị là Trưởng thôn, Người có uy tín, ông Giàng Á Tịnh chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chung tay giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS: “Tôi đã tham mưu với Chi ủy chi bộ, Ban công tác khu dân cư làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình có con độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi để các gia đình tuyên truyền, giáo dục cho các cháu nhận thức được TH&HNCHT là hành vi phạm pháp luật, gây ra những hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tương lai của các cháu. Đặc biệt, tuyên truyền cá biệt và ngăn chặn hộ gia đình có nguy cơ có con tảo hôn và tuyên truyền không cho hộ gia đình đó tổ chức đám cưới cho con khi chưa đủ tuồi kết hôn”.

Theo ông Bế Ngọc Thuấn, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn cho biết: Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. 

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn tỉnh vẫn còn cao và có xu hướng gia tăng. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 235 cặp kết hôn sớm/4.137 cặp đăng ký kết hôn (chiếm 5,6% so với kết hôn đúng độ tuổi); có 1 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. TH&HNCHT thường xảy ra ở nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, độ tuổi tảo hôn phổ biến từ 16 đến 19 tuổi đối với nam và từ 14 đến 17 tuổi đối với nữ.

Ông Bế Ngọc Thuấn cho biết thêm, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, giai đoạn 2015 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025...

Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, đoàn thể từ tỉnh đến tận các bản làng sẽ là yếu tố then chốt để ngăn chặn và xóa bỏ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nơi đây, hy vọng vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa ở Bắc Kạn sẽ càng ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS nơi đây từng bước được nâng lên, phát triển. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 2 giờ trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 5 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 8 giờ trước
Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 10 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 10 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 11 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 11 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.