Xác định chất lượng dân số là một trong những yếu tố hàng đầu, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt là dân số các dân tộc có khó khăn đặc thù.
Để tiếp tục hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác dân số, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Hòa Bình đã và đang nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến, thay đổi hành vi của cộng đồng về dân số và phát triển trong tình hình mới.
Tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm tỷ lệ trẻ em người DTTS dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (chiều cao theo tuổi) xuống dưới 30%; suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi) xuống dưới 15,8%. Cùng với Dự án 7 thì Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719 trực tiếp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc Rơ Măm đang góp phần đồng hành cùng tỉnh Kon Tum hướng tới mục tiêu này.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp với các cách làm thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS.
Là một trong những nhóm dân số đặc thù theo quy định trong Dự thảo Luật Dân số đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, các DTTS rất ít người sẽ được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, việc xây dựng một mô hình can thiệp phù hợp là không hề dễ.
Thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), cùng với triển khai các hoạt động đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, nhiều địa phương đã và đang triển khai xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản - nơi đông đồng bào các DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung, nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện cho các DTTS có khó khăn đặc thù.