Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ nguồn nhân lực người DTTS sau đào tạo: Những giải pháp căn cơ (Bài 3)

Tiêu Dao - Ngọc Lê - 11:48, 18/11/2023

Giải pháp cơ bản nhất để tránh lãng phí nguồn nhân lực DTTS sau đào tạo là cần có sự định hướng, chọn lọc ngành nghề, gắn với nhu cầu thực tế việc làm tại các địa phương.


(CĐ Ban điện tử -đã BT) Nguồn nhân lực DTTS sau đào tạo: Những giải pháp căn cơ (Bài 3)
Để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là người DTTS, cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác phát triển nguồn nhân lực là người DTTS . Ảnh: minh họa

Ý kiến người trong cuộc

Học xong không tận dụng được kiến thức và kỹ năng của mình là nỗi niềm của nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) người DTTS. Em Yii Dap (người Rơ Măm, Kon Tum) chia sẻ: Đối với những sinh viên người DTTS, mặc dù học đại học, cao đẳng hệ chính quy, thi vào trường đã khó, nhưng khi ra trường thì “cánh cửa” xin việc lại càng hẹp hơn. Với nhiều ngành học khó có thể cạnh tranh với các sinh viên khác hoặc các địa phương không có nhu cầu thì rất khó để có được công việc phù hợp. Trong khi nhiều công việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước cũng rất khó được tuyển dụng vì yêu cầu hiện nay là cán bộ, công chức phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành. 

Tương tự, em Võ Nguyên, người Sơ Rá - một nhánh thuộc dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum) hiện đang là sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở phía Nam cũng bộc bạch: Các  địa phương, các đơn vị cần thường xuyên tổ chức ngày hội việc làm dành cho thanh niên, sinh viên DTTS. Sinh viên DTTS rất cần được cung cấp thông tin về thị trường lao động, cơ hội việc làm. Đặc biệt, là tư vấn, định hướng nghề nghiệp.  Với những sinh viên sau khi được đào tạo cần có nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp. Từ đó, các HSSV người DTTS có nhiều cơ hội việc làm, tự mình khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 

Về nỗi lo lắng lãng phí nguồn nhân lực DTTS sau đào tạo, trao đổi với phóng viên, Tiến sỹ Bàn Tuấn Năng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết: Bố trí việc làm cho sinh viên DTTS tốt nghiệp rất khó khăn. Tồn tại này diễn ra từ nhiều năm nay khiến cho số lượng sinh viên DTTS tốt nghiệp ngày càng dư thừa và gây tồn đọng rất lớn. Nguyên nhân một phần do vấn đề định hướng, hướng nghiệp cho HSSV từ trên ghế nhà trường chưa phù hợp. Chất lượng đào tạo sinh viên DTTS chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. 

Tiến sỹ Bàn Tuấn Năng chia sẻ thêm: Nên chăng, cần tập trung định hướng nghề nghiệp cho HSSV. Đồng thời, quan tâm đến các vấn đề liên quan tới kinh tế bản địa, văn hóa bản địa, và từ đó có những kế hoạch, chính sách đào tạo phù hợp. Đơn cử như có nhiều sinh viên người Dao khi định hướng tốt nghề nghiệp, sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng đã trở về quê hương phát triển kinh tế bản địa và có thu nhập rất tốt, tạo thêm việc làm cho nhiều người khác. Hoặc nhiều sinh viên đã tận dụng tốt văn hóa bản địa để tự phát triển năng lực bản thân, tự tạo việc làm và thu nhập bằng cách trở thành các hướng dẫn viên du lịch, tham gia vào các công ty du lịch lữ hành các vùng miền núi. 

Cần nhiều giải pháp đồng bộ để không lãng phí nguồn nhân lực DTTS sau đào tạo
Cần nhiều giải pháp đồng bộ để không lãng phí nguồn nhân lực DTTS sau đào tạo. Ảnh: minh họa

Cần những giải pháp thực tế của từng địa phương

Trước thực trạng nguồn nhân lực người DTTS sau đào tạo thất nghiệp, làm trái ngành trái nghề đang có xu hướng gia tăng. Nhiều địa phương căn cứ trên tình hình thực tế đã đưa ra những giải pháp “chữa cháy”. Điển hình như tại Lào Cai, cũng đưa ra giải pháp trước mắt vẫn là ưu tiên các vị trí tuyển dụng, nhưng hiện tại rất khó khăn về số lượng biên chế. Một số ý kiến nêu lên rằng, tăng cường vận động số cán bộ xã cao tuổi, hết thời gian đào tạo bồi dưỡng nghỉ hưu trước thời hạn (có hưởng kinh phí) thì sẽ tạo điều kiện để tuyển dụng lực lượng con em các DTTS. Đây cũng là giải pháp để giải quyết việc làm cho con em DTTS sau đào tạo ở một số địa phương.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng đưa ra giải pháp là tiếp tục bố trí một số sinh viên người DTTS đã tốt nghiệp vào làm cán bộ không chuyên trách tại cơ sở có hưởng phụ cấp, hoặc bố trí vào làm tại một số dự án tại địa phương. Tuy nhiên, giải pháp này gặp khó khăn vì người được bố trí công việc cũng không “mặn mà” với công việc do mức phụ cấp quá thấp và không đúng chuyên ngành dào tạo…

Tại tỉnh Quảng Ngãi, việc đề xuất chỉ tiêu đào tạo hệ cử tuyển căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế đối với vị trí việc làm là công chức; nhu cầu công việc, vị trí việc làm, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Việc bố trí việc làm cho số sinh viên tốt nghiệp diện cử tuyển không thông qua hình thức thi tuyển công chức, viên chức mà căn cứ vào số lượng biên chế để làm cơ sở bố trí sinh viên đi học cử tuyển để làm cơ sở sau khi ra trường tuyển dụng, bố trí việc làm phù hợp.

Có thể thấy, để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là người DTTS, cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác phát triển nguồn nhân lực là người DTTS ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là người DTTS. Đồng thời cần sự chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình phát triển nguồn nhân lực DTTS. Thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo, đặt hàng các đơn vị đào tạo, thống nhất trong việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực người DTTS. 

Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, các địa phương vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể, phù hợp thực hiện tốt công tác bố trí, đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức người DTTS. Đối với sinh viên là người DTTS được đào tạo theo hệ cử tuyển tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong cả nước, sau khi hoàn thành khóa học cần sắp xếp, bố trí việc làm kịp thời, hợp lý đúng chuyên môn đào tạo. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác đào tạo lại cán bộ cơ sở là người DTTS nhằm bảo đảm đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong tình hình mới. 

Hy vọng rằng, trong thời gian tới, chính sách này cùng với các giải pháp căn cơ sẽ được thực hiện hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực về vấn đề giải quyết việc làm lực lượng lao động người DTTS sau khi tốt nghiệp. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thành phố Lạng Sơn: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong cộng đồng

Thành phố Lạng Sơn: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong cộng đồng

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 18:00, 06/12/2023
UBND thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) vừa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, giai đoạn 2021 – 2023.
TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) : Sửa chữa nhà ở cho Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) : Sửa chữa nhà ở cho Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 17:58, 06/12/2023
Mới đây, phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả tổ chức bàn giao công trình sửa chữa nhà ở cho ông Bàn Sinh Vượng, ở tổ 6, khu 10 - Bến Ván, là Người có uy tín trong đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn.
Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Nhờ phát huy thế mạnh từ cây quế mà tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn chỉ còn 20,6% (năm 2022), giảm hơn 12% so với năm 2020. Nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ 50 - 100 triệu đồng/năm, chủ yếu là từ bán quế.
Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Xã hội - Như Tâm - CTV - 17:51, 06/12/2023
Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Phát huy vai trò các tổ truyền thông trong công tác phòng, chống tảo hôn ở Lào Cai

Phát huy vai trò các tổ truyền thông trong công tác phòng, chống tảo hôn ở Lào Cai

Thời gian qua, với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã giảm rõ rệt. Có được kết quả này, bên cạnh việc triển khai các chính sách của Nhà nước về phòng, chống tảo hôn, thì vai trò của các tổ truyền thông cộng đồng là rất quan trọng.
Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tiếp thân mật Đoàn nữ tu Dòng Thánh Phao-lô thành Charters. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại TP. Hồ Chí Minh. Sống tốt đời đẹp đạo để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cùng các tin tức thời sự khác.
HTX Đông Hải nâng cao thu nhập cho diêm dân

HTX Đông Hải nâng cao thu nhập cho diêm dân

Kinh tế - Phương Nghi - 17:40, 06/12/2023
Với mô hình sản xuất muối sạch chất lượng cao, HTX sản xuất & dịch vụ chế biến muối công nghệ cao Đông Hải (HTX) xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đã giúp các thành viên và diêm dân yên tâm sản xuất muối, nâng cao thu nhập.
Chư Păh (Gia Lai): Rộn ràng Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS

Chư Păh (Gia Lai): Rộn ràng Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS

Trong 2 ngày (5 - 6/12/2023), tại làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, Gia Lai) diễn ra Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)

Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)

Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS các tỉnh vùng Tây Bắc không chỉ đánh thức sức sống tiềm tàng của nhiều tài nguyên du lịch, mà còn tạo sinh kế bền vững cho người dân nơi đây. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi khu vực Tây Bắc bền vững.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Khoa học - Công nghệ - Hoàng Quý - 17:33, 06/12/2023
Sáng 6/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Lào Cai: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Lào Cai: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Tin tức - Trọng Bảo - 17:28, 06/12/2023
Ngày 6/12, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW ngày 7/1/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; biểu dương mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.