Chào mừng Kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, trong những ngày qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Cao Bằng đã triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo… giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi bền vững, mỗi năm phấn đấu giảm 1.000 hộ nghèo, tỉnh Bình Phước đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Thực hiện Dự án 5 – Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, giai đoạn 2021 – 2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đến nay tỉnh Hà Giang đã có 2.684 hộ được hỗ trợ xây mới, 958 hộ được hỗ trợ sửa chữa nhà ở đảm bảo “3 cứng”.
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 652/QĐ-UBND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, tổng vốn đầu tư cho dự án này vẫn giữ nguyên là 58,457 tỷ đồng, song vốn phân bổ cho một số huyện, thị xã có sự thay đổi.
Dù trải qua quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, nhưng người Phù Lá vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình. Một trong số đó là nghề thủ công thêu và may những bộ trang phục truyền thống mang đậm nét đặc trưng của dân tộc, phù hợp với điều kiện sống ở nơi vùng cao, quanh năm khí hậu lạnh.
Bằng tình yêu với nghề truyền thống dân tộc, chị Tướng Thị Lý ở thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vẫn đang ngày ngày cần mẫn dệt nên những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, với mong muốn góp phần làm nên sức sống cho thổ cẩm truyền thống của dân tộc Dao trong đời sống hiện đại.
Với đồng bào Tây Nguyên, voi được xem như thành viên trong gia đình, là người bạn của buôn làng. Vì vậy, từ khi thuần dưỡng đến quá trình chung sống với voi, đồng bào Mnông luôn ứng xử với voi như một thành viên trong gia đình. Nài voi trẻ Y Quang Byă (dân tộc Mnông) ở ƀon Bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk là một người như thế.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thanh Hóa đã đào tạo nghề cho gần 8.000 lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong độ tuổi lao động.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đang diễn ra với nhiều điểm nhấn quan trọng. Trong đó, đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Nhìn từ Kỳ họp cho thấy sự lan tỏa của chính sách dân tộc, vai trò quan trọng của Ủy ban Dân tộc đối với quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Xã Tá Bạ, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) vừa long trọng tổ chức chương trình Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân và Sơ kết một năm thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới” nhân kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2023).
Thời gian qua, công tác xóa nhà tạm, xây nhà mới cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn luôn được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt. Tại Điện Biên, cùng với nguồn lực của Nhà nước, các doanh Nghiệp, tổ chức, cá nhân, tỉnh đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn chính sách, từ xã hội hóa để hỗ trợ cho người nghèo.
Chiều 11/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức trao giải Chung kết toàn quốc Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng DTTS và miền núi lần thứ nhất, năm 2023. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Tối 11/11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai), UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai và Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023, với chủ đề “Gia Lai - Những sắc màu văn hóa”. Dự lễ, có ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên; cùng hơn 1.300 thành viên của các đoàn cồng chiêng.
Là những nữ cán bộ Đoàn ở các xã vùng sâu, vùng xa, bằng nhiệt huyết, sức trẻ, khát khao được cống hiến, có tinh thần trách nhiệm, Lô Thị Đài Trang, dân tộc Thái, Bí thư Đoàn xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, Nghệ An và Cháng Thị Sen, dân tộc Nùng, Phó Bí thư Đoàn xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng, góp sức xây dựng quê hương.
Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập trường (2003 - 2023); Khai giảng Năm học mới 2023 - 2024 và Kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), tổ chức sáng 11/11.
Nghệ nhân Bá Khâm là người giữ hồn nhạc lễ tháp Pô Rômê thuộc địa bàn thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tiếng đàn kanhi (đàn nhị mai rùa) của ông là sự kết nối giữa dân làng với thần linh trong hoạt động tín ngưỡng của đồng bào các làng Chăm. Nghệ nhân Bá Khâm được cộng đồng người Chăm kính trọng bởi tâm đức của người cao niên nêu gương sáng trong việc thực hiện các nghi lễ truyền thống.
Ngày 10/11, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và các cơ quan liên quan đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 41 thành phần dân tộc cùng sinh sống, với gần 55.400 người (chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh), trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Sán Dìu (chiếm hơn 80%). Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS nói chung, của đồng bào dân tộc Sán Dìu nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023), 75 năm ngày thành lập chi bộ đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ huyện Đầm Hà, hướng tới chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/2023), Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Đầm Hà vừa tổ chức Lễ khánh thành công trình Nhà Văn hóa bản Tài Lý Sáy, xã Quảng Lâm (Đầm Hà).