Ngày hội được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Nguyên trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Chiều 10/11, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức Khai mạc sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8: "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030", giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra Quyết định số 3177/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một. Cụ thể là hoạt động khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp như: Làn điệu dân ca, dân vũ, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc của các dân tộc Tày, Thái, Dao, Mường, Phù Lá, Thổ và Ơ Đu tại các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên và Nghệ An.
Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Phớ, bản Him Lam 2, phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được cộng đồng người Thái nhìn nhận, khen ngợi là một người con đa tài của dân tộc Thái. Ông có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ truyền thống, nắm giữ và thể hiện nhiều bài hát dân gian của dân tộc mình. Cũng như các nghệ nhân khác, ông Phớ đã và đang trăn trở với việc cần phải cống hiến, đóng góp cho việc lưu giữ và phát triển các loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc mình.
Từ ngày 22 đến ngày 26/11, Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây là sự kiện thường niên do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.
“Khắp Nôm” tức là hát Nôm, câu hát giàu chất trữ tình, lời ca trau chuốt mượt mà làm người nghe say đắm, ẩn chứa trong lời ca là những giá trị văn hóa đặc trưng, nhân văn sâu sắc của cộng đồng người Tày ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Chị là Nguyễn Thị Hà - nữ Bí thư chi bộ thôn 5 (xã Trà Bui), huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), được cấp trên tin tưởng, Nhân dân yêu mến ghi nhận là người phụ nữ " hai giỏi". Từ ngày chị nhận nhiệm vụ là Bí thư Chi bộ, thôn 5 đã đổi thay từng ngày...
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023 - 2030. Theo đó, trong lĩnh vực chính trị đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
Với phương châm “nghe dân nói, làm dân tin”, anh A Khoan, Bí thư Chi bộ kiêm trưởng thôn Plei Sar, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum luôn gần dân, sát dân tuyên truyền, vận động người dân chăm lo sản xuất, nâng cao đời sống và không nghe, không tin lời kẻ xấu xúi giục, bảo vệ sự bình yên trong thôn.
Cùng với không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các thôn, làng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, chiều 9/11, thôn Măng Búk, xã Măng Búk, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đến dự và chung vui cùng đồng bào Xơ Đăng nơi đây.
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của Tổ quốc, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Nhiều năm qua tỉnh đã luôn chú trọng phát huy giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số; các lễ hội truyền thống được gìn giữ lưu truyền.
Ngày 9/11, phường Mỹ Đức (Tp. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023). Ngày hội có sự tham gia của lãnh đạo các ban, ngành, cùng đông đảo quần chúng Nhân dân tại địa phương.
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cần phải gắn liền phát triển kinh tế, khai thác, phát huy sức mạnh nội sinh từ văn hóa để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc trưng văn hoá chợ vùng cao đang được quan tâm khai thác, là những điểm đến văn hoá trong phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân đang được các địa phương miền núi lựa chọn, trong đó có Lai Châu.
Sáng 9/11, tại Trường PTDT Nội trú huyện Đăk Hà, Tỉnh đoàn Kon Tum phối hợp với UBND huyện Đăk Hà tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11)” trong đoàn viên, thanh thiếu niên.
Trong hai ngày 10, 11/11, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I từ năm 2021-2025), ngành Văn hóa-Thể thao (VH-TT) Sơn La đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Văn hóa Tây Nguyên ngàn đời nay được đồng bào các dân tộc lưu giữ bằng vật thể và phi vật thể. Cùng với âm nhạc, dệt thổ cẩm, nghề đan lát được đồng bào sáng tạo từ những đôi bàn tay tài hoa, lấp lánh sắc thái tín ngưỡng. Những sản phẩm văn hóa này không chỉ phục vụ cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên mà còn phục vụ phát triển kinh tế du lịch.
Thời gian qua, việc vận dụng nội dung bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện các chính sách dân tộc, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Bình Thuận xem là nhiệm vụ, giải pháp có tác động to lớn đến kết quả thực hiện của các chính sách dân tộc nhất là chương trình MTQG 1719.
Bằng cách làm thiết thực, sáng tạo như: thành lập các đội, câu lạc bộ văn nghệ, giữ gìn, truyền dạy tiếng nói, chữ viết, điệu múa hay nghề truyền thống..., nhiều phụ nữ DTTS trên những bản làng vùng cao đang trở thành nhân tố tích cực trong việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 176/NQ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 9/7/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận số 67-KL/TW về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ liên quan đến ngành cà phê, trung tâm tài chính, trung tâm logistics.