Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những người phụ nữ DTTS “giữ lửa” văn hóa dân tộc

Băng Ngân - Trương Vui - 10:30, 09/11/2023

Bằng cách làm thiết thực, sáng tạo như: thành lập các đội, câu lạc bộ văn nghệ, giữ gìn, truyền dạy tiếng nói, chữ viết, điệu múa hay nghề truyền thống..., nhiều phụ nữ DTTS trên những bản làng vùng cao đang trở thành nhân tố tích cực trong việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Bà Hù Thị Xuân miệt mài vận động từng chị em tham gia đội văn nghệ, cùng nhau ôn lại, truyền dạy những điệu múa, ca cổ của dân tộc mình (Ảnh: TL)
Bà Hù Thị Xuân miệt mài vận động từng chị em tham gia đội văn nghệ, cùng nhau ôn lại, truyền dạy những điệu múa, ca cổ của dân tộc mình (Ảnh: TL)

Nhắc đến những tấm gương phụ nữ đóng góp có hiệu quả vào việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc, không thể không nhắc đến bà Hù Thị Xuân, người dân tộc Si La ở bản Seo Hai, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Bà không chỉ là một già làng có uy tín, mẫu mực trong xã, mà còn là người rất tâm huyết gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Là người con của dân tộc Si La, một trong 5 dân tộc ít người nhất trong cộng đồng 54 dân tộc tại Việt Nam, hơn ai hết, bà Xuân hiểu được ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc bao đời, nhất là khi sự  hội nhập mạnh mẽ giữa  các dân tộc  như hiện nay, nếu không gìn giữ, truyền dạy các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc mình cho con cháu, thì chẳng bao lâu nữa những giá trị truyền thống kia sẽ không còn.

Từ tâm niệm đó, nhiều năm qua, bà Xuân miệt mài đến từng nhà, vận động từng chị em tham gia đội văn nghệ của bản, cùng nhau ôn lại, truyền dạy những điệu múa, ca cổ của dân tộc mình. Nhớ đến đâu, bà truyền dạy đến đó với mong muốn không chỉ khơi dậy niềm đam mê hát dân ca, niềm yêu thích với văn hóa truyền thống dân tộc, mà còn giúp các thế hệ trẻ hiểu rõ được vai trò của mình trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Không những thế, bà Xuân còn tham gia cùng cơ quan chuyên môn nghiên cứu và biên soạn tài liệu lưu giữ về những nét văn hóa của dân tộc Si La, như một cách làm “sống lại” những giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mất đi của dân tộc. Nhờ vậy đến nay, nhiều nghi lễ truyền thống của dân tộc như thờ cúng tổ tiên, cưới hỏi, mừng cơm mới, tạ ơn trời đất, lễ cấm bản... đã bắt đầu được phục dựng lại.

Đặc biệt, nghệ nhân Hù Thị Xuân cũng tích cực vận động nhân dân bản Seo Hai tham gia phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa do Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mường Tè phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương phát động, khuyến khích bà con người Si La gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, vận động các gia đình dạy cho con em học tiếng dân tộc Si La...

Với đóng góp không nhỏ của mình trong gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc, bà Hù Thị Xuân đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, nghệ thuật trình diễn dân gian tỉnh Lai Châu và nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng chính quyền địa phương. Bà còn là một trong các đại biểu tham dự Hội nghị biểu dương Người có uy tín năm 2023, được tổ chức vào tháng 11 tới đây tại Thủ đô Hà Nội.

Bà Thị Mương cần mẫn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Stiêng (Ảnh: TL)
Bà Thị Mương cần mẫn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Xtiêng (Ảnh: TL)

Cùng với việc gìn giữ tiếng nói, những điệu múa, lời ca cổ hay phong tục truyền thống, thì nhiều nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS cũng đã và đang được bảo tồn, phát huy dưới đôi bàn tay khéo léo cùng tư duy đổi mới của những người phụ nữ vùng cao.

Với niềm trăn trở phải bảo tồn và lưu giữ giá trị truyền thống văn hóa đồng bào dân tộc Xtiêng, dù tuổi đã cao, bà Thị Mương (sinh năm 1956, người ấp Bù Dinh, xã Thanh An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vẫn tích cực vận động chị em trong vùng tranh thủ thời gian nông nhàn, cùng khơi dậy và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào.

Bà Mương cho hay, dệt thổ cẩm chính là cái nghề truyền thống đã “ăn sâu” trong máu của mỗi người phụ nữ Xtiêng. Bởi đây không chỉ là việc chuẩn bị cho mình những bộ trang phục dân tộc đẹp, mà đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào Stiêng qua nhiều thế hệ.

Vì vậy, người phụ nữ Xtiêng này đã cùng nhiều chị em thành lập nên Tổ dệt thổ cẩm, với khoảng 30 thành viên, cùng chung tay đóng góp vào việc gìn giữ nghề truyền thống, đưa thổ cẩm Xtiêng tham gia các hội thi, giao lưu văn hóa để quảng bá văn hóa dân tộc.

Cũng từ đây, sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Xtiêng được giới thiệu, đến gần hơn với người tiêu dùng, gián tiếp giúp các chị em trong Tổ gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế.

Thời gian tới, bà Mương dự kiến sẽ mở thêm lớp dạy nghề cho các hội viên, chị em phụ nữ trên địa bà, với mong muốn cất cánh cho những sản phẩm thổ cẩm dân tộc trên cả thị trường trong và ngoài nước, để nghề dệt thổ cẩm và những sắc màu trang phục truyền thống sẽ mãi được tiếp nối, phát triển.

Bằng sự cần mẫn và tình yêu với văn hóa dân tộc, bà Hù Thị Xuân, bà Thị Mương, cùng rất nhiều những người phụ nữ DTTS khác, đang ngày ngày thầm lặng góp sức gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống. Như sợi dây kết nối giữa giá trị từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, họ đã khẳng định vai trò và những đóng góp không nhỏ của mình trong lĩnh vực văn hóa thời kỳ hội nhập, điểm tô cho bức tranh văn hóa các dân tộc thêm phong phú, nhiều màu sắc.

Từ đó, nhân lên lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ các giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc, để nhịp cầu văn hóa trên khắp các bản làng vùng cao sẽ luôn được nối dài, trường tồn trong nhịp sống hiện đại hôm nay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Tin tức - Nhóm PV - 4 giờ trước
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã ủng hộ 500 triệu đồng, hỗ trợ đồng bào các tỉnh đang bị thiệt hại do mưa lũ, để nhanh chóng khắc phục hậu quả của thiên tai, ổn định cuộc sống; đồng thời cử các Đoàn công tác đến những địa phương bị ảnh hưởng bão số 3, để chia buồn, thăm hỏi, động viên, tặng quà bà con có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng bởi mưa bão.
Kon Tum: Một hộ đồng bào DTTS bị mất trộm hơn 300 cây Sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Một hộ đồng bào DTTS bị mất trộm hơn 300 cây Sâm Ngọc Linh

Pháp luật - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Ngày 12/9, UBND xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, trên địa bàn xã có một hộ gia đình người DTTS vừa bị mất trộm hơn 300 cây sâm Ngọc Linh.
Chuyên gia hướng dẫn xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau bão, lũ

Chuyên gia hướng dẫn xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau bão, lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 giờ trước
Bộ Y tế đã có hướng dẫn một số phương pháp để xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau mùa bão, lũ.
Kỳ Sơn (Nghệ An): Cứu thành công một người dân bị nước lũ cuốn rơi xuống vực

Kỳ Sơn (Nghệ An): Cứu thành công một người dân bị nước lũ cuốn rơi xuống vực

Tin tức - Lê Thạch - 4 giờ trước
Một người dân trong khi đi xe máy thăm rẫy đã bị nước lũ cuốn trôi cả người và xe, rất may người bị nạn đã được người nhà kịp thời phát hiện và cứu vớt lên bờ an toàn.
Khẩn cấp di dời 12 hộ dân ra khỏi khu vực báo động đỏ có nguy cơ sạt lở cao

Khẩn cấp di dời 12 hộ dân ra khỏi khu vực báo động đỏ có nguy cơ sạt lở cao

Tin tức - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) vừa cho biết, đã khẩn cấp di dời 12 hộ dân với 57 nhân, tại thôn Khoai 3 (xã Bảo Hà) ra khỏi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao.
Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó khắc phục hậu quả mưa lũ. Lãnh đạo UBDT thăm, động viên, hỗ trợ Nhân dân các tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai. Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Tin tức - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Chiều 12/9, UBND tỉnh Gia Lai đã phát động, vận động, kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Buổi phát động được kết nối trực tuyến với 17 điểm cầu tại 17 huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.
Bắc Hà (Lào Cai): Tìm thấy thêm 3 người mất tích trong các vụ sạt lở

Bắc Hà (Lào Cai): Tìm thấy thêm 3 người mất tích trong các vụ sạt lở

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
UBND huyện Bắc Hà vừa cho biết, tính đến 17h00 ngày 12/9, đã tìm được thêm thi thể 3 người mất tích trong các vụ sạt lở đất đá tại địa phương trong cơn bão số 3, nâng số nạn nhân tử vong của địa phương lên 18 người.
Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Người có uy tín Phú Bình Đồn là nghệ nhân dân tộc Chăm tiêu biểu ở thôn Tân Bổn, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam. Ông vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận mời dự Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024. Nhiều năm qua, ông tâm huyết xây dựng mô hình gia đình nghệ nhân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Chăm.
Thanh Hóa: Mưa lũ cuốn trôi người và xe tải

Thanh Hóa: Mưa lũ cuốn trôi người và xe tải

Tin tức - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Do mưa to, nước chảy mạnh, 1 công nhân đã bị nước cuốn tử vong, trong khi 1 xe tải thùng loại 1,5 tấn chở cây keo giống cũng bị nước lũ cuốn trôi xuống phía hạ lưu 3m.
Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về công tác khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra.