Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: bảo tồn

Bảo tồn nghề đan võng gai của người Thổ

Bảo tồn nghề đan võng gai của người Thổ

Nghề nghiệp - Việc làm - Đào Thọ - 09:35, 15/09/2020
Một trong những nghề được hình thành từ lâu đời và làm nên nét đặc sắc trong đời sống và sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thổ ở Nghệ An là nghề đan võng gai. Nghề đan võng gai không chỉ mang lại thu nhập cho bà con mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể đáng quý của người Thổ.
Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025

Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025

Tin tức - PV - 17:53, 11/09/2020
Để bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội phát triển văn hóa dân tộc, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
“Hồn” văn hóa, ai bán ai mua

“Hồn” văn hóa, ai bán ai mua

Sắc màu 54 - PV - 16:55, 09/09/2020
Với người đồng bào dân tộc thiểu số, có những hiện vật được xem là “linh hồn” của bản làng, tộc người. Nhưng trong thời mà những cái hiện đại đang từng bước lấn sâu vào tiềm thức con người thì “linh hồn” đó đang dần bị đánh mất.
Phú Thọ: Bảo tồn phát huy di sản hát Xoan

Phú Thọ: Bảo tồn phát huy di sản hát Xoan

Sắc màu 54 - Hồng Minh - 09:48, 09/09/2020
Phong tặng, vinh danh, khen thưởng cho các nghệ nhân hát Xoan; có chính sách hỗ trợ để duy trì hoạt động của các phường Xoan gốc; mở lớp đào tạo nghệ nhân kế cận và truyền dạy hát Xoan trong cộng đồng… là những hoạt động được tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh sau gần 3 năm hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (tháng 12/2017).
“Số hoá” để bảo tồn văn hóa thổ cẩm

“Số hoá” để bảo tồn văn hóa thổ cẩm

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - 10:37, 04/08/2020
Với niềm say mê văn hóa dân tộc và nhận thức rõ hoa văn thổ cẩm là bản sắc riêng, là báu vật của các dân tộc Việt Nam, nhóm 8 sinh viên trẻ của các trường đại học đã xây dựng Dự án Ethnicity, tạo nên thư viện số văn hóa thổ cẩm để dễ dàng ứng dụng các thiết kế hằng ngày của người Việt như: Ấn phẩm văn phòng, thời trang, nghệ thuật, quà lưu niệm...
Khai thác giá trị di sản Champa ở Bình Định: Kết hợp bảo tồn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di sản Champa ở Bình Định: Kết hợp bảo tồn với phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Phương Lê - 09:26, 01/06/2020
Cùng với tháp Chăm, Bình Ðịnh còn lưu giữ nhiều hiện vật điêu khắc, phù điêu, lò gốm... từ thời Champa. Trong đó, một số hiện vật đã được Nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia. Việc phát huy giá trị hệ thống hiện vật này không chỉ thể hiện tinh thần trân trọng di sản mà còn phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh.
Kon Blo - Làng bảo tồn văn hóa

Kon Blo - Làng bảo tồn văn hóa

Sắc màu 54 - Xuân Dũng - Thành Nhân - 14:50, 18/02/2020
Văn hóa truyền thống của người Ba Na ở làng Kon Blo, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), không chỉ có giá trị về tinh thần mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Vì thế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống luôn nhận được sự đồng thuận của mọi tầng lớp Nhân dân.
Ea Tul - Điểm sáng trong công tác bảo tồn văn hoá dân tộc

Ea Tul - Điểm sáng trong công tác bảo tồn văn hoá dân tộc

Sắc màu 54 - PV - 10:32, 12/07/2019
Xã Ea Tul huyện Cư M’gar (tỉnh Đăk Lăk) có 13 thôn, buôn, có hơn 2.100 hộ, 10.676 nhân khẩu, với 2 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Ê-đê chiếm khoảng 98%.
Khi văn hóa truyền thống được coi trọng

Khi văn hóa truyền thống được coi trọng

Sắc màu 54 - PV - 20:07, 07/06/2019
Đẩy mạnh phát triển các phong trào văn hóa văn nghệ tại thôn, xã nhằm khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc của người dân, đồng thời tập trung các nguồn lực để bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện đang là cách làm được huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế đặt lên hàng đầu. Thông qua đó các câu lạc bộ (CLB) dân ca dân gian được hình thành, các lễ hội truyền thống được phục dựng…
Di sản văn hóa cần được bảo tồn đúng cách

Di sản văn hóa cần được bảo tồn đúng cách

Sắc màu 54 - PV - 09:45, 28/05/2019
Bảo tồn hay phát triển là vấn đề luôn được đặt ra với các nhà quản lý di sản khi đứng trước một di sản đang dần xuống cấp. Bảo tồn di sản là điều tất yếu, tuy nhiên thời gian vừa qua, nhiều hạng mục công trình được xây mới mang danh bảo tồn đang xuất hiện ngày một nhiều. Vậy làm thế nào để giải quyết hài hòa giữa việc bảo tồn di sản và phát triển giá trị kinh tế từ di sản?
Sáng kiến bảo tồn cây thuốc Nam của sinh viên Nguyễn Văn Thuận

Sáng kiến bảo tồn cây thuốc Nam của sinh viên Nguyễn Văn Thuận

Môi trường sống - PV - 14:39, 13/05/2019
Đam mê chăm sóc, cải tạo vườn cây thuốc Nam, sinh viên Nguyễn Văn Thuận, ngành Bảo vệ thực vật-Trường Đại học An Giang đã ấp ủ ý tưởng triển khai dự án tạo dựng hệ thống dữ liệu số về các loại cây thuốc Nam, dùng mã vuông xác thực (QR Code) bên cạnh bảng tên cây thuốc Nam để tra cứu bằng điện thoại di động thông minh. Chàng sinh viên cũng là thành viên tích cực chăm sóc các giống cây thuốc, cải tạo vườn thuốc Nam trở thành nơi bảo tồn các giống thuốc quý của trường.
Bảo tồn văn hóa người Cor ở Thọ An

Bảo tồn văn hóa người Cor ở Thọ An

Sắc màu 54 - PV - 11:09, 08/05/2019
Thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là thôn người Cor sinh sống tập trung duy nhất tại huyện Bình Sơn. Hàng trăm năm trước, sau cuộc di cư từ 2 nhánh phía Trà My (Quảng Nam) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), họ đã định cư tại mảnh đất này và lập làng Thọ An.
Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột: Cần được bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột: Cần được bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Sắc màu 54 - PV - 09:31, 28/04/2019
Nằm giữa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, Nhà đày Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) là một trong số những lao tù tàn bạo nhất mà thực dân Pháp xây dựng để giam giữ, đày ải người Việt Nam yêu nước. Ngày nay, di tích này đã trở thành điểm thăm quan du lịch thu hút du khách trong, ngoài nước và được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cấp thiết bảo tồn trang phục dân tộc thiểu số

Cấp thiết bảo tồn trang phục dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - PV - 14:30, 05/03/2019
Những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gần như là “căn cước”, là văn hóa của một tộc người. Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS là vô cùng cần thiết, nhất là trong xu thế hội nhập phát triển hiện nay. Thế nhưng, ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục truyền thống của nhiều dân tộc ít nhiều đã mai một, hoặc bị đồng hóa, thậm chí có nguy cơ bị quên lãng.
Việt kiều Nguyễn Nga với Dự án bảo tồn cầu Long Biên

Việt kiều Nguyễn Nga với Dự án bảo tồn cầu Long Biên

Nhìn ra thế giới - PV - 11:06, 22/02/2019
Giới kiến trúc, xây dựng và văn hóa nghệ thuật ở Hà Nội biết đến tên kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Nga với dự án Bảo tồn, cải tạo cầu Long Biên, cũng như Ngôi nhà nghệ thuật. Mọi người trìu mến gọi nữ Việt kiều Pháp này là “Bà Nga cầu Long Biên”. Gần đây, Dự án bảo tồn cầu Long Biên đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quan tâm và chỉ đạo TP. Hà Nội tạo điều kiện cho KTS Nguyễn Nga thực hiện Dự án.
Bảo tồn Lễ cúng trưởng thành của người Ê-đê

Bảo tồn Lễ cúng trưởng thành của người Ê-đê

Sắc màu 54 - PV - 14:57, 17/12/2018
Đối với người Ê-đê, từ khi sinh ra đến khi trưởng thành trở thành một chàng trai, thành người đàn ông biết gánh vác mọi công việc của buôn làng thì không thể bỏ qua Lễ cúng trưởng thành (tiếng Ê-đê gọi là Mpú Tuh-Kông).
Văn hóa truyền thống và câu chuyện bảo tồn

Văn hóa truyền thống và câu chuyện bảo tồn

Chính sách Dân tộc - PV - 10:22, 07/12/2018
Không phải từ bây giờ, câu chuyện bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS mới được nhắc đến như một mối lo. Đáng quan tâm là, khi mà đời sống của đồng bào DTTS đã được nâng lên rõ rệt nhờ thành quả của Chương trình xây dựng NTM và Chương trình giảm nghèo bền vững thì trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống lại có nhiều khoảng trống; những “khoảng trống” này ngày càng giãn ra và xuất hiện ngày càng nhiều thêm.
Khẩn cấp thẩm định, bảo vệ di tích chưa được xếp hạng: Đừng để di tích đi vào hoài niệm

Khẩn cấp thẩm định, bảo vệ di tích chưa được xếp hạng: Đừng để di tích đi vào hoài niệm

Kinh tế - PV - 10:38, 21/11/2018
Trên cả nước hiện có một số lượng rất lớn các di tích chưa được xếp hạng gắn liền với đời sống lịch sử văn hóa các dân tộc Việt Nam. Do “không có danh” nên nhiều di tích chưa được bảo vệ nghiêm ngặt, đứng trước nguy cơ trở thành phế tích.
Giải pháp nào bảo tồn văn hóa cồng chiêng?

Giải pháp nào bảo tồn văn hóa cồng chiêng?

Sắc màu 54 - PV - 13:43, 15/11/2018
Gần 10 năm kể từ hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về không gian văn hóa cồng chiêng diễn ra tại TP. Pleiku (tháng 11-2009), đến nay, đời sống kinh tế-xã hội ở Tây Nguyên có nhiều đổi thay, tác động không nhỏ đến việc bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng. Chúng ta thử nhìn lại những đề xuất tại hội thảo trên được vận dụng như thế nào trong thời gian qua.
Đề án tổ chức định kỳ “Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào DTTS”: Nhiều di sản văn hóa được bảo tồn và phát triển

Đề án tổ chức định kỳ “Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào DTTS”: Nhiều di sản văn hóa được bảo tồn và phát triển

Sắc màu 54 - PV - 09:24, 13/11/2018
Với mục tiêu bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trong thời kỳ đổi mới- hội nhập và phát triển bền vững đất nước, từ năm 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký ban hành Quyết định số 4686/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án tổ chức định kỳ “Ngày hội, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số” theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2013-2020. Sau 5 năm triển khai Đề án, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc đạt được nhiều kết quả: nhiều lễ hội được phục dựng, các ngày hội giao lưu văn hóa thường xuyên được tổ chức theo từng vùng, miền…