Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với chính quyền địa phương cấp 10 bộ trang phục nữ truyền thống Mnông cho đội nghệ nhân buôn Jiê Yuk (xã Đắk Phơi, huyện Lắk) và cấp 11 bộ trang phục truyền thống Ê Đê (4 bộ trang phục nữ và 7 áo nam) cho nghệ nhân buôn Cuah A, (xã Yang Reh, huyện Krông Bông).
Hơn 1 năm nay, đã thành nếp, cứ vào sáng thứ Hai đầu tuần, cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số công tác tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai) lại thực hiện mặc trang phục dân tộc của mình đến công sở. Đây là cách làm hay góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc.
Do quá trình chung sống cộng cư trong một thời gian dài với đồng bào các dân tộc khác trong vùng nên văn hóa truyền thống của dân tộc Ơ Đu ở Tương Dương (Nghệ An) đã bị mai một đi khá nhiều. Tuy nhiên, quan sát họa tiết trang trí trên chân váy của phụ nữ, có thể dễ dàng phân biệt trang phục truyền thống của người Ơ Đu có những nét độc đáo riêng.
Sặc sỡ như những bông hoa rừng là câu nói ví von về trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa ở Mường Tè ( Lai Châu). Khác với sự đơn giản, nhã nhặn của trang phục người Hà Nhì Đen ở Lào Cai, trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa cầu kỳ, sặc sỡ mang đậm bản sắc của người dân tộc nơi thượng nguồn sông Đà.
Thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, 2 năm qua ngành Văn hóa Lâm Đồng đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm gìn giữ, bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc Mạ, Cơ Ho, Chu Ru; kịp thời ngăn chặn thực trạng trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đang ngày bị mai một, biến dạng, xa rời nguyên gốc.
Trang phục truyền thống của người Chu Ru có nhiều nét tương đồng với các dân tộc Chăm, Cơ Ho và Mạ. Từ hàng trăm năm trước, đồng bào sử dụng chất liệu, các loại vải là sản phẩm dệt của người Chăm, của người Cơ Ho, tự biến tấu theo kiểu dáng truyền thống ăn mặc của dân tộc mình.
Cũng giống như các dân tộc Tây Nguyên, trang phục dân tộc Brâu dù đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ thanh thoát với màu sắc tinh tế, nhẹ nhàng.
Người Lô Lô đen cư trú chủ yếu ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng). Đồng bào có ý thức, tự tôn dân tộc và tinh thần đoàn kết cao, thể hiện rõ nét trong việc gìn giữ trang phục của dân tộc mình.
Khi mô tả về trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Từ Chi đã từng viết: "Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ! Cạp váy ở đây, là như tượng, như tranh!”. Quả thật cái hay, cái đẹp, tinh túy và thâm sâu nhất đã được khắc họa trên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường.
Dân tộc Giẻ Triêng có một nền văn hóa dân gian khá đặc sắc và bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của cư dân khu vực Bắc Tây Nguyên ở Việt Nam. Đặc biệt, trang phục của người dân tộc Giẻ Triêng thể hiện cá tính riêng trong phong cách tạo hình và cách ăn vận.
Mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống của riêng mình, đó vừa là sản phẩm sáng tạo của dân tộc từ quá khứ đến hiện tại, vừa là một trong những giá trị được lưu giữ, truyền bá, góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc. Trang phục truyền thống của người Tày cũng không ngoại lệ.
Lớn lên bên khung dệt của mẹ nên anh Tưih (làng Dur, xã Glar, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) đã yêu sắc màu thổ cẩm từ nhỏ. Tình yêu ấy đã thúc giục anh phải tìm được hướng đi mới cho thổ cẩm dân tộc và biến ước mơ đưa thổ cẩm vượt ra khỏi buôn làng thành hiện thực.
Bà Húng Thị Cháng, thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang (Lâm Bình) được coi là người “truyền lửa” trong việc giữ gìn trang phục truyền thống của người Pà Thẻn nơi đây. Trong đời sống lao động, sinh hoạt thường ngày bà lại truyền dạy cho con, cho cháu từng đường kim mũi thêu, ý nghĩa của mỗi hoa văn trên bộ trang phục của dân tộc mình.
Ngày nay, nhiều bài hát và điệu múa truyền thống của cộng đồng các dân tộc được sân khấu hóa, trở thành món ăn tinh thần đối với khán giả. Đáp ứng xu hướng đó, trang phục truyền thống cũng được biến tấu để phù hợp hơn khi biểu diễn trên sân khấu. Dù vậy, theo những người có chuyên môn, việc cách điệu cũng cần chừng mực để truyền đạt đúng giá trị văn hóa, thẩm mỹ vốn có của mỗi dân tộc.
Đồng bào dân tộc Lự ở Lai Châu cư trú thành từng bản dọc theo các dòng sông, suối. Người Lự biết canh tác lúa nước từ rất sớm, nên đời sống vật chất tương đối ổn định, vốn văn hoá tinh thần cũng phong phú, đa dạng với nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, tiêu biểu nhất là nét đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Lự.
Thôn Bản Lục, xã Đà Vị (Nà Hang) có 60 hộ dân là đồng bào dân tộc Dao sinh sống, chiếm 40% dân số trong thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế, những người phụ nữ nơi đây luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Từng đường kim, mũi chỉ, nét hoa văn, họa tiết trên thổ cẩm người Dao đỏ đang được những người phụ nữ trong thôn hàng ngày gìn giữ.
Đồng bào dân tộc Mông có câu “ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông” và với cộng đồng người Mông, cây lanh đã trở thành biểu tượng văn hóa. Trang phục của đồng bào Mông gây ấn tượng mạnh với mọi người bởi nghệ thuật tạo hình độc đáo trên chất liệu vải lanh với sự kết hợp nhuần nhuyễn 3 kỹ thuật cơ bản là thêu, vẽ sáp ong và chắp vải.
Không rực rỡ như các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc, trang phục phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên độc đáo, vừa kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Ai đã một lần được hòa mình vào không khí lễ hội của người Chăm H’roi không thể quên được âm thanh rộn ràng của trống, chiêng và hình ảnh các cô gái Chăm H’roi uyển chuyển múa trong trang phục truyền thống.
Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, trong tổng số 22 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì Pu Péo là dân tộc có ít người hơn cả. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 20 nóc nhà của người Pu Péo, sống rải rác ở vùng sâu, vùng xa của các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa. Mặc dù vậy, người Pu Péo vẫn giữ gìn những nét văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo, trong đó nổi bật là nét đẹp trong đám cưới.