Thôn Bản Lục, xã Đà Vị (Nà Hang) có 60 hộ dân là đồng bào dân tộc Dao sinh sống, chiếm 40% dân số trong thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế, những người phụ nữ nơi đây luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Từng đường kim, mũi chỉ, nét hoa văn, họa tiết trên thổ cẩm người Dao đỏ đang được những người phụ nữ trong thôn hàng ngày gìn giữ.
Đồng bào dân tộc Mông có câu “ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông” và với cộng đồng người Mông, cây lanh đã trở thành biểu tượng văn hóa. Trang phục của đồng bào Mông gây ấn tượng mạnh với mọi người bởi nghệ thuật tạo hình độc đáo trên chất liệu vải lanh với sự kết hợp nhuần nhuyễn 3 kỹ thuật cơ bản là thêu, vẽ sáp ong và chắp vải.
Không rực rỡ như các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc, trang phục phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên độc đáo, vừa kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Ai đã một lần được hòa mình vào không khí lễ hội của người Chăm H’roi không thể quên được âm thanh rộn ràng của trống, chiêng và hình ảnh các cô gái Chăm H’roi uyển chuyển múa trong trang phục truyền thống.
Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, trong tổng số 22 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì Pu Péo là dân tộc có ít người hơn cả. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 20 nóc nhà của người Pu Péo, sống rải rác ở vùng sâu, vùng xa của các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa. Mặc dù vậy, người Pu Péo vẫn giữ gìn những nét văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo, trong đó nổi bật là nét đẹp trong đám cưới.
Tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát huy trang phục các DTTS trên địa bàn tỉnh. Đây là việc làm cần thiết, tuy nhiên để triển khai kế hoạch này còn nhiều việc phải làm.
Trang phục truyền thống là một yếu tố quan trọng làm nên bản sắc của mỗi dân tộc. Thế nhưng, trước sự phát triển kinh tế, giao lưu của nhiều nền văn hoá, trang phục của một số dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một, bị biến dạng bởi cách tân lệch lạc.
Những năm gần đây, đồng bào các DTTS ở Điện Biên sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình có xu hướng giảm, nhất là ở nam giới và người trẻ tuổi. Khảo sát của ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên, cho thấy: Hiện nay, trang phục nam của các dân tộc ít người hầu như không còn lưu giữ hoặc không nguyên bản theo truyền thống. Trang phục nữ giới gìn giữ tốt hơn, song không được sử dụng phổ biến, chỉ mặc trong dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện văn hóa của gia đình và cộng đồng.
Giáo dục -
Thúy Hồng -
16:10, 18/02/2020 Hơn 5 năm qua, trang phục truyền thống của đồng bào Nùng đã được Trường Tiểu học Hải Yến, xã Hải Yến, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đưa vào trường, tạo ấn tượng đẹp trong học sinh. Việc đưa trang phục truyền thống vào trường học đã góp phần khơi dậy niềm tự hào và ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ.
Đẩy mạnh phát triển các phong trào văn hóa văn nghệ tại thôn, xã nhằm khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc của người dân, đồng thời tập trung các nguồn lực để bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện đang là cách làm được huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế đặt lên hàng đầu. Thông qua đó các câu lạc bộ (CLB) dân ca dân gian được hình thành, các lễ hội truyền thống được phục dựng…
Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh có trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với 9 dân tộc cùng sinh sống. Trước nguy cơ trang phục truyền thống của các dân tộc đang dần bị mai một, huyện Bình Liêu đã có nhiều nỗ lực, đưa ra các giải pháp để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS.
Tối 28/8, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chương trình Biểu diễn trang phục truyền thống và giao lưu nghệ thuật ASEAN.