Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vừa phối hợp UBND Tp. Sầm Sơn và UBND huyện Quảng Xương tổ chức Liên hoan Văn hóa dân tộc lần thứ XIX và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Thanh Hóa năm 2022.
Triển lãm trang phục truyền thống các nước ASEAN - năm 2022 được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa- Điện ảnh tỉnh. Triển lãm do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam thực hiện nhằm hướng đến kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN (1967-2022).
Vừa qua, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã ban hành Quyết định số 1153/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Lô Lô tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, năm 2022.
Một sự kết hợp khá táo bạo giữa hình ảnh phương Tây (các nàng công chúa của điện ảnh Disney) và trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam được Phùng Nguyễn Anh Khoa (Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh) tái hiện qua bộ tranh của mình.
Ngày 26/4, Trung tâm Nghiên cứu phát triển văn hóa nghệ thuật Đất Việt phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo khoa học “Những vấn đề và giải pháp về Bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên”.
Trang phục truyền thống chứa đựng giá trị văn hóa, tâm linh, tạo ra bản sắc văn hóa của một dân tộc. Tại Thanh Hóa, việc bảo tồn và phát huy các giá trị trang phục truyền thống của người Thổ ở huyện Như Xuân đang được những người làm công tác văn hóa và chính đồng bào quan tâm sâu sắc.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 755/QÐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm văn hóa, nghệ thuật ASEAN chào mừng 55 năm ngày thành lập ASEAN (1967-2022).
Triển lãm trang phục truyền thống các nước ASEAN là dịp để đồng bào trên cả nước hiểu biết thêm về văn hóa truyền thống của các nước ASEAN thông qua trang phục truyền thống của mỗi quốc gia.
Bằng niềm say mê, sáng tạo với trang phục truyền thống, cô gái dân tộc Mông Giàng Thị Chá (sinh năm 1995), đã “thổi hồn” vào những bộ trang phục của dân tộc mình. Cùng với việc đưa những trang phục giới thiệu và bán cho nhiều bạn bè ở các nước như Pháp, Mỹ, Lào, Nga, Thái Lan... tăng thu nhập cho gia đình, Giàng Thị Chá còn góp phần tạo việc làm thêm thu nhập cho một số chị em phụ nữ tại địa phương.
Những năm gần đây, TP. Cam Ranh (Khánh Hoà) đã chú trọng thực hiện các hoạt động nhằm khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội…
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Đắk Lắk vừa cấp 7 bộ chiêng Ê Đê và 185 bộ trang phục truyền thống Ê Đê, Gia Rai, Mnông (gồm: 137 áo nam Ê Đê, Gia Rai, Mnông và 48 bộ váy nữ Ê Đê, Gia Rai, Mnông) cho các buôn đồng bào DTTS và các trường PTDT nội trú trong tỉnh.
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, khi điều kiện sống thay đổi, sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ thì trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS cũng đã có những cải tiến để thích ứng. Điều này không chỉ có ý nghĩa bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc mà còn có tác dụng lan tỏa những giá trị đó tới cộng đồng, xã hội.
ngày 26/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Lễ hội văn hóa Hương sắc vùng cao và Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS tỉnh Thanh Hóa năm 2021.
Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, vùng đất Na Hang (Tuyên Quang) còn ẩn chứa trong mình những báu vật vô giá. Một trong những báu vật đó chính là những bộ trang phục rực rỡ mà người phụ nữ Dao đỏ mặc trên mình.
Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của đồng bào Xơ Đăng thường có màu đen và màu chàm. Hoa văn trên trang phục chủ yếu được trang trí xung quanh áo, váy. Các thiếu nữ Xơ Đăng đến tuổi trưởng thành thường dùng tấm choàng khoác qua người như một tín hiệu ngầm của thông điệp “tôi chưa lấy chồng”.
Tin tức -
T.Hợp -
19:20, 11/11/2021 Vượt qua hơn 2.300 tác phẩm dự thi, tác phẩm "Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mường" của Bùi Mai Anh đã nhận giải nhất cuộc thi sáng tác clip Tinh hoa Việt Nam lần thứ nhất do Trung ương Đoàn phát động.
Đồng bào Cor, Hrê, Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi Quảng Ngãi như Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long. Trang phục của các dân tộc vùng cao Quảng Ngãi mang nét đẹp đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.
Giống như trang phục của người Tày, trang phục truyền thống của người Nùng rất giản dị, được cắt may từ loại vải chàm do tự tay họ làm nên. Hiện nay, người Nùng không thường xuyên mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình trong ngày thường mà chỉ mặc trong những ngày lễ, tết hay khi đi làm.
Lãnh thổ của Tatarstan hiện đại từng là một phần của Volga Bulgaria cổ đại, sau đó là Golden Horde. Trong nhiều thế kỷ, nó là một phần của Con đường tơ lụa, nơi hàng hóa và ý tưởng vĩ đại được trao đổi giữa Đông và Tây. Vào thế kỷ 16, người Tatars mất độc lập vào tay Ivan bạo chúa và trở thành một phần của nước Nga. Sau đó khi Catherine Đại đế nắm quyền, ý thức về bản sắc dân tộc Tatars đã có sự phát triển vượt bậc. Đến nay, những bản sắc văn hóa dân tộc đó vẫn đang được người Tatars bảo tồn và phát triển.
Không cầu kỳ như trang phục của đồng bào Mông, Thái,… trang phục của đồng bào Thổ ở Nghệ An tương đối giản đơn, có nhiều nét tương đồng như trang phục dân tộc Thái trong vùng, nhưng cũng không khó để nhận biết ở một vài điểm khác biệt ...