Bằng tình yêu với nghề truyền thống dân tộc, chị Tướng Thị Lý ở thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vẫn đang ngày ngày cần mẫn dệt nên những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, với mong muốn góp phần làm nên sức sống cho thổ cẩm truyền thống của dân tộc Dao trong đời sống hiện đại.
Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng, mang những nét đẹp và ý nghĩa khác nhau. Bao đời nay, hình ảnh khăn piêu, áo cóm được coi là bản sắc, là giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Thái ở Lai Châu.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Hơ Rê, Ba Na trên địa bàn, UBND huyện An Lão (Bình Định) đã có văn bản khuyến khích người dân, cán bộ công chức, viên chức đồng bào DTTS sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình vào các dịp lễ, tết, cưới, hỏi, hiếu, hỉ, hội họp và sinh hoạt hàng ngày.
Ngày 12/10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ bàn giao chiêng và trang phục truyền thống năm 2023 cho các đội chiêng và văn nghệ đến từ 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là phương tiện cấu thành và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất. Bộ trang phục truyền thống được xem là vốn quý của mỗi đồng bào DTTS. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử và sắc thái riêng của mỗi dân tộc. Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023 tại Bình Định, các đoàn tham dự đã giới thiệu những bộ trang phục truyền thống độc đáo của dân tộc mình.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Như Thanh tổ chức lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Thái huyện Như Thanh phục vụ phát triển du lịch.
Du lịch -
T.Nhân -
08:30, 06/07/2023 Tối 5/7, UBND huyện An Lão (Bình Định) đã long trọng tổ chức Lễ hội du lịch Hè năm 2023 và Liên hoan cồng chiêng huyện An Lão lần thứ II. Đồng thời, huyện An Lão cũng công bố, trình diễn và giới thiệu đến công chúng bộ trang phục truyền thống của đồng bào Hrê và Ba Na trên địa bàn huyện.
Sau một thời gian xây dựng, phục dựng, hoàn thiện, UBND huyện An Lão (Bình Định) đã ban hành Quyết định số 1831/QĐ-UBND công nhận bộ trang phục truyền thống của đồng bào Hrê, Ba Na kể từ ngày 22/6/2023
Lai Châu - miền đất địa đầu phía Tây Bắc Tổ quốc với 20 dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc có một nét đẹp văn hóa riêng, góp phần làm phong phú cho văn hóa các dân tộc. Sự phong phú của văn hóa ấy được thể hiện rõ nét từ phong tục tập quán, ẩm thực cho đến trang phục. Khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, phụ nữ các dân tộc ở Lai Châu toát lên vẻ đẹp trong sáng, thuần hậu...
Trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên), dân tộc Mông chiếm gần 70%, có 5 nhóm (Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Hoa), trong đó nhóm Mông Hoa (Mông Lềnh) sinh sống chủ yếu ở các xã Nậm Tin, Chà Cang, Nà Khoa... Người Mông Hoa hiện vẫn gìn giữ được nhiều phong tục, tập quán truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục dân tộc.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng vừa ban hành văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền sử dụng trang phục truyền thống trên địa bàn tỉnh. Theo đó Sở yêu cầu tuyên truyền, vận động việc thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc trong sinh hoạt cộng đồng, dịp lễ hội tại di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh; các khu, điểm du lịch, các làng văn hóa du lịch cộng đồng...
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tại huyện Quang Bình (Hà Giang), chính quyền và người dân đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống hôm nay.
Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên có 54 hộ dân, với hơn 250 nhân khẩu đồng bào Cống - một trong những dân tộc rất ít người sinh sống tại tỉnh Điện Biên. Với sự tiếp sức của các cấp, ngành, người Cống nơi đây đang nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó có trang phục truyền thống.
Chào mừng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Bảo tàng Đắk Lắk trưng bày chuyên đề “Trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk” với 45 hình ảnh, 130 hiện vật được chia thành 8 chủ đề, tương ứng với 8 nhóm ngôn ngữ và 1 bài viết giới thiệu chung về trang phục các dân tộc ở Đắk Lắk.
Trong 2 ngày 3 - 4/3), tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Nhà hát ca múa nhạc Tổng hợp Đam San tổ chức tập huấn “Bảo tồn phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Ba Na - Gia Rai” cho 100 cán bộ làm công tác quản lý văn hóa tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh.
Gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng; đặc biệt thông qua môi trường giáo dục ngay trên ghế nhà trường sẽ giúp học sinh có những hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc; cũng như hình thành sự tự tôn, tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nhiều DTTS sinh sống từ rất lâu đời. Mỗi dân tộc có đời sống văn hóa riêng, độc đáo. Những nét văn hóa điển hình được thể hiện rất đa dạng qua cuộc sống thường nhật (ăn, mặc, ở, lao động sản xuất). Song, để nhận biết và phân biệt rõ nét từng dân tộc trong cộng đồng các DTTS chính là bộ trang phục truyền thống.
Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 3128/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.
Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng không chỉ cấp chiêng, trang phục truyền thống, truyền dạy cồng chiêng, mà còn phải tạo “đất diễn” để cồng chiêng cất tiếng. Vì vậy, Đắk Lắk đang tích cực phục dựng các hoạt động các nghi lễ, lễ hội truyền thống, tổ chức các chương trình biểu diễn cồng chiêng, ngày hội văn hóa các dân tộc, mở rộng không gian để văn hóa cồng chiêng lan tỏa, phát huy giá trị bản sắc văn hóa đặc sắc.
Ngày 14/10, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ chủ trì cuộc họp Ban tổ chức “Liên hoan trình diễn trang phục các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022”.