Không cam chịu đói nghèo, dám nghĩ dám làm, luôn nỗ lực lao động, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa mô hình làm ăn, đó là cách mà gia đình anh Hồ Thương và chị Hồ Thị Ấn, dân tộc Bru-Vân Kiều ở bản Cửa Mẹc, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) áp dụng để vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả của bản.
Từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND) của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL đã tiếp cận được nguồn vốn, huy động thêm các nguồn lực trong phát triển kinh tế, triển khai những kế hoạch ấp ủ mà lâu nay thiếu vốn... nhờ đó, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Hỗ trợ phát triển sản xuất là giải pháp quan trọng để giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập, từ đó thoát nghèo. Nhưng để giảm nghèo bền vững thì việc chú trọng đối tượng là hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo là vấn đề cần được quan tâm thực hiện.
Đầu tư dàn trải không hiệu quả; cho “con cá” không cho “cần câu”, tâm lý trông chờ ỷ lại không muốn thoát nghèo... đó vẫn còn là câu chuyện ở nhiều nơi trong cả nước. Thế nhưng, tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, câu chuyện vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS nơi đây không phải là một kỳ tích, mà là kết quả của một cách làm sáng tạo, đó là “3 công chức, lao động giúp một hộ thoát nghèo”.
Ở độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển, đỉnh đèo Pha Đin, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) có khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp để cây táo mèo (sơn tra) phát triển. Vốn là cây có sức sống mạnh, ít cần chăm sóc, bón phân nhưng mỗi năm táo mèo đều ra hoa kết quả rất sai và trở thành cây xóa đói giảm nghèo của bà con người dân tộc Mông ở 2 xã Tỏa Tình và Tênh Phông.
Đỉnh núi Ngọc Linh–nóc nhà của dãy Trường Sơn (thuộc tỉnh Quảng Nam và Kon Tum) có độ cao hơn 2.500m quanh năm mây mù bao phủ, có một “báu vật” được xem là linh khí đất trời Ngọc Linh ban tặng, mang tên chính ngọn núi kỳ bí, linh thiêng-Sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh-Sâm Việt Nam giờ đây không chỉ là cây thoát nghèo mà còn là cây “tỷ phú” của hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Bởi vậy, cần tiếp cận chuỗi giá trị, nhân rộng những “mảnh đất vàng” trồng cây sâm quý, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS Việt Nam.
Thời gian qua, nhiều địa phương đã ban hành chính sách hỗ trợ, tuyên dương, khen thưởng những hộ thoát nghèo, thôn, xã thoát khỏi diện ĐBKK. Đây là một cách làm hay nhằm khuyến khích, lan tỏa ý chí vươn lên của đồng bào DTTS nghèo, là động lực cho công cuộc giảm nghèo bền vững.
Thượng Trạch là xã thuộc khu vực biên giới thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Bình, điều kiện kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách hỗ trợ, đầu tư… được xem là “cú hích” khơi dậy các tiềm năng để phát triển, giúp người dân sống ở khu vực này có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.
Rừng U Minh là vùng đất trù phú và màu mỡ, từ vùng đất này, nhiều loại cây hoang dại đã sinh sôi, phát triển, điển hình là dây giác, cây sậy và cây nhàu... Trước đây, các loại cây này người dân rất ít quan tâm đến, nhưng nay thì khác, các loại cây này không chỉ tạo việc làm ổn định mà còn mang đến nguồn thu nhập tương đối lớn, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.
Tại không ít địa phương, tư tưởng không muốn thoát nghèo để tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn khá phổ biến trong người dân, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai), thời gian gần đây, không cần sự vận động của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân vẫn chủ động viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.
Trong những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã triển khai các hạng mục hỗ trợ sản xuất cho đồng bào trên địa bàn 14 xã. Nhờ đó, đồng bào các dân tộc huyện Đà Bắc có thêm cơ hội phát triển sản xuất, mở lối thoát nghèo.
Những năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đã thay đổi nhận thức, tự vươn lên cải thiện đời sống kinh tế gia đình. Có được điều đó là nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự đồng hành, giúp đỡ của các hội đoàn thể.
Tuyên Quang những ngày đầu tháng 7 với cái nắng nóng đỉnh điểm nhất mùa hè. 100 con bò giống vừa được Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang trao cho 100 hộ đồng bào DTTS nghèo tại xã Yên Lâm, Minh Hương (huyện Hàm Yên), xã Hùng Lợi (huyện Yên Sơn), tỉnh Tuyên Quang… Niềm vui lan tỏa trên từng khuôn mặt khắc khổ, ướt đẫm mồ hôi.
Năm 2018, tỉnh Bắc Kạn được bố trí nguồn lực không nhỏ để thực hiện công tác giảm nghèo, với mục tiêu đến hết năm có thêm 2.133 hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo như thế nào để đạt hiệu quả bền vững đang là vấn đề đặt ra.
Ban ngày tất bật với công việc nương rẫy, tối đến các mẹ, các chị ở xã Tân Thành, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông lại cùng nhau đi học, cần mẫn với sách vở, nuôi ước mơ biết chữ để thoát nghèo.
Thu nhập chủ yếu phụ thuộc sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng ở bản Thạy, xã Chiềng Ban (Mai Sơn, Sơn La) đã có nhiều gia đình vươn lên khá giả nhờ đoàn kết giúp đỡ nhau. Bản có 84 hộ dân thì đã có 11 nông dân được tặng danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Từ trong chiến tranh đến thời bình, hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ đã gắn bó với đồng bào các DTTS… Hiện nay, người lính tiếp tục sát cánh hỗ trợ cùng bà con tăng gia sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Phum sóc càng xa, các chiến sĩ bộ đội càng tăng cường giúp dân. Những người lính Đồn Biên phòng An Thạnh Ba, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) là một minh chứng.
“Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” là cuộc vận động được cấp ủy, chính quyền thị xã Ayun Pa (Gia Lai) triển khai từ năm 2013 đến nay. Nhờ đó, nhiều hộ DTTS trên địa bàn đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trên địa bàn huyện Ðình Lập (Lạng Sơn) từ lâu đã có các loại cây dược liệu mọc tự nhiên dưới tán cây rừng. Do nhu cầu về dược liệu ngày càng tăng, việc khai thác nguồn cây dược liệu thường diễn ra bừa bãi, không chú ý đến khả năng tái sinh nên nhiều loại cây dược liệu có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Lâu nay, vấn đề vận động người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào DTTS tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) luôn gặp khó khăn. Tuy nhiên, tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), nhiều người lại hăng hái tham gia XKLĐ để có cuộc sống khấm khá hơn.