Sống, làm việc, cống hiến, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người…, đó là chân lý của những đảng viên đang sống và sinh hoạt trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Họ luôn là người gương mẫu, tiên phong đi trước trong các lĩnh vực, vận động, chia sẻ và giúp những người nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Vài năm trở lại đây, bà con đồng bào dân tộc Raglai xã miền núi Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã mạnh dạn chuyển đổi cây kém hiệu quả sang trồng giống bưởi da xanh.
Trần Văn Thời là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất tỉnh Cà Mau (gần 11.000 khẩu). Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, nhằm giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer từng bước thoát nghèo.
Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo đang là phong trào có sức lan tỏa ở nhiều địa phương miền núi Nghệ An.
Thời gian qua, xã Đức Mỹ (huyện Càng Long-Trà Vinh) mạnh dạn đưa cây lác (cói) thay thế cây lúa một vụ trên đất nhiễm phèn, mặn. Nhờ đó, đã giúp người dân nâng cao thu nhập để thoát nghèo.
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Để công tác giảm nghèo có hiệu quả, tỉnh Quảng Nam xác định, mọi sự hỗ trợ cho người dân phải gắn với địa chỉ cụ thể, không chạy theo thành tích, hướng tới mục tiêu thoát nghèo bền vững.
Bước chân vào thung lũng Chiềng Xôm, xã Chiềng Xôm, TP. Sơn La chúng tôi cứ ngỡ mình đi lạc, bởi giữa núi đồi điệp trùng là cả một cánh đồng hoa hồng bất tận. Những cánh đồng hoa ấy không chỉ tô điểm cho núi rừng Tây Bắc mà còn giúp người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) hiện có xã Hà Lâu và 12 thôn thuộc 4 xã trên địa bàn nằm trong diện ĐBKK được thụ hưởng Chương trình 135. Để đưa Hà Lâu và các thôn sớm ra khỏi diện ĐBKK, một trong những giải pháp được huyện Tiên Yên chú trọng là thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình sinh kế.
Kon Chiêng là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Mùa giáp hạt, người dân nơi đây thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu đói, phải đi vay tiền chạy ăn từng bữa. Trước thực trạng này, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã xây dựng “Kho thóc tình thương”, để hỗ trợ cho gia đình thiếu ăn và gây quỹ mua bò giúp dân thoát nghèo.
Năm 2014, xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn (Lào Cai), được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Một trong những tiêu chí quan trọng được cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm đó là nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Những năm gần đây, một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) đã có ý thức và động lực thoát nghèo. Với sự nỗ lực vượt bậc trong phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ đã đã mạnh dạn tự nguyện đăng ký xin thoát nghèo.
Thời gian gần đây, những mô hình sản xuất xen canh nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích nương rẫy đã mang lại thu nhập cao cho đồng bào DTTS huyện Vân Canh (Bình Định).
Từ vùng đất cằn cỗi, sỏi đá không thể phát triển được, người dân xã Ea Tir, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lăk đã chuyển hướng trồng sả để sản xuất tinh dầu. Nhờ đó mà nhiều hộ đã thoát nghèo, không ít hộ đã trở thành hộ khá giả với thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng/năm.
Thực hiện sự chỉ đạo của huyện, trong những gần đây, Đảng ủy, UBND xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tập trung các nguồn lực hỗ trợ người dân thực hiện các mô hình phát triển kinh tế và giảm nghèo. Các chương trình, các mô hình đang tạo ra hướng đi mới, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã tích cực triển khai nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động (XKLĐ). Đặc biệt có những chính sách ưu tiên cho các hộ gia đình khó khăn, gia đình DTTS có điều kiện XKLĐ để thoát nghèo.
Gia đình anh Hoàng Lão Sử, ở thôn Phố Mì là một trong những điển hình về thoát nghèo từ mô hình nuôi bò vỗ béo ở xã Tả Lủng, huyện Mèo vạc (Hà Giang). Năm 2015, gia đình anh đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách mua 5 con bò về nuôi. Sau khoảng 4-6 tháng nuôi vỗ béo, anh bán giá mỗi con bò là từ 25-30 triệu đồng.
Nhờ có tiềm năng lớn về đất đai, sau khi nghiên cứu những giống cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu, chính quyền xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã vận động người dân trồng một số loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi da xanh. Đây là những loại cây trái phát triển tốt, có giá trị kinh tế giúp người dân nâng cao thu nhập.
Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) ổn định, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ cây mía.
Ngày 22/3, Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu tổ chức tuyên dương 100 hộ đồng bào dân tộc Khmer vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững. Dịp này, Hội Bảo trợ người nghèo Tây Nam bộ và Quỹ Tấm lòng Việt Đài Truyền hình Việt Nam đã tặng nhà tình thương cho 90 hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn.