Mới đây, có dịp trở lại thăm xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ chúng tôi rất phấn khởi khi được chia sẻ, được nghe đồng bào Khmer nơi đây kể những câu chuyện thoát nghèo và tận mắt chứng kiến những căn nhà mới khang trang, trong đó có đủ vật dụng, đồ dùng sinh hoạt.
Trong thời gian qua công tác kết nghĩa giữa cơ quan, đơn vị với các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, tinh thần đoàn kết gắn bó với đồng bào các dân tộc. Qua đó, góp phần giúp các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội.
Kể từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 230 hộ gia đình ở Lâm Đồng thoát nghèo nhờ trồng chè, nhất là ở huyện Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc. Tuy nhiên, nhiều mô hình trồng chè cũ đã lạc hậu, năng suất không cao, chè nhanh già cỗi. Chính vì vậy nên nhiều cánh đồng chè trồng theo kiểu VietGap đang giúp các buôn làng ở vùng sâu Lâm Đồng phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Quyết tâm vượt qua đói nghèo, đồng bào Chăm ở Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thi đua lập các nhóm sản xuất; các hộ có điều kiện khó khăn còn được tiếp sức kịp thời thông qua vay vốn ưu đãi. Nhờ đó, cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển.
Khánh Thuận là một trong những xã nghèo nhất ở xứ sở U Minh (Cà Mau). Toàn xã có 15 ấp với hơn 3.200 hộ dân.
Đến làng Thạnh Quang, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định hỏi về già làng Đinh Grêch thì ai cũng biết.
Không chấp nhận sống trong cảnh nghèo đói, anh Cao An Thuyên, ở thôn Sảo Phong, xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã nỗ lực vươn lên. Chịu khó học hỏi, lao động sản xuất nên từ một hộ nghèo của thôn, đến nay gia đình anh đã thoát nghèo vươn lên làm giàu với thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Nhiều năm nay, cùng với phát triển các cây trồng chủ lực như: lúa, chuối, thảo quả... người dân bản Pho (xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, Lai Châu) đã chủ động đưa cây sa nhân tím có giá trị kinh tế vào gieo trồng.
Cùng với nguồn lực Nhà nước, công tác giảm nghèo bền vững đã và đang được người dân chung tay thực hiện. Nhờ đó, hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm xuống dưới 7%, giảm 1,5% so với cuối năm 2016. Đây là nền tảng vững chắc để triển khai chương trình trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Hiện trên địa bàn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 2.500ha rừng vầu, đây là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tuy nhiên, quá trình khai thác bừa bãi đã khiến rừng vầu tự nhiên dần cạn kiệt. Do đó, năm 2014 huyện Quan Sơn đã triển khai Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu tại xã Tam Lư”.
Cây sơn tra (hay còn gọi là táo mèo) có từ rất lâu, chủ yếu mọc tự nhiên và phân bố rải rác trên các triền núi của các xã vùng cao. Ở Bắc Yên (Sơn La), cây sơn tra được định hướng trở thành sản phẩm hàng hóa, mở lối thoát nghèo cho người dân.
Đến thăm một số xã có đông đồng bào Khmer của tỉnh Sóc Trăng chúng tôi được tận mắt chứng kiến nhiều hộ nông dân đã xin được trả lại sổ hộ nghèo.
Cây chuối vốn đã gắn liền với người dân Bắc Quang (Hà Giang) từ nhiều năm nay, trở thành kinh tế chủ lực của người nông dân. Được thiên nhiên ban tặng điều kiện khí hậu cùng thổ nhưỡng phù hợp, chuối tiến vua Bắc Quang đang ngày càng được thị trường ưa chuộng.
Nhìn những căn nhà kiên cố hiện hữu giữa bạt ngàn màu xanh no ấm, bà Đinh Thị Ngoại và nhiều người khác ở làng Lợt (xã Nghĩa An, Kbang, Gia Lai) tràn ngập niềm tin và sự xúc động, bộc bạch rằng: Thành quả ấy sinh ra từ sự gắn kết keo sơn, nghĩa tình giữa Đảng, Nhà nước và bà con đồng bào dân tộc thiểu số, từ những sự kết nghĩa thắm tình. Dẫu còn nhiều nhà chưa giàu lên nhưng người dân ở Nghĩa An, trước cũng vậy, bây giờ cũng vậy, chỉ nghe theo Ðảng, Nhà nước, không nghe kẻ xấu.
Nhằm mở hướng phát triển chăn nuôi gia súc có sừng tại các vùng miền núi trên địa bàn, những năm qua, từ các nguồn vốn của Trung ương và huy động các nguồn lực xã hội, tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ bò giống, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, vỗ béo bò, nuôi bò sinh sản cho đồng bào nghèo ở các bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Ông Bùi Ngọc Lẩn ở thôn Tây Sơn (xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu) luôn được nhiều người cảm phục và yêu mến, bởi ông không chỉ là một bệnh binh có nghị lực vươn lên thoát nghèo mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con trong thôn.
Hướng Hóa là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị với hơn 50% dân số là đồng bào DTTS. Những năm qua, các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã góp phần giúp nhân dân ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững.
Từ năm 1998 đến nay, trải qua 4 lần phân định khu vực DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, tỉnh Sóc Trăng có tất cả 54 xã ĐBKK có đồng bào Khmer sinh sống được thụ hưởng Chương trình 135. Hiện 54 xã đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu Chương trình đề ra.
Nếu như trước đây, hàng chục hộ đồng bào dân tộc Pa Kô phải dắt díu nhau đi khắp các vùng núi rừng Trường Sơn để mưu sinh. Thì đến những năm 80 của thế kỷ XX, họ đã tìm được chốn dừng chân ven suối La Heng, thôn Cu Dong, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Tại đây, người dân, chính quyền địa phương đã cùng nhau đoàn kết xây dựng nên cuộc sống mới vùng tái định cư.
Ngày 1/11, Văn phòng Điều phối Xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn với hỗ trợ kỹ thuật của Văn phòng Quốc gia giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức Hội nghị “Kết nối đối tác hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số lập nghiệp, giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn”