Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khó thoát nghèo vì thiếu đất sản xuất

PV - 13:47, 21/05/2018

Là huyện miền núi, biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 50%, địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn nên hiện nay, tình trạng số hộ đồng bào DTTS ở huyện Hướng Hóa thiếu đất sản xuất còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đây là rào cản trong lộ trình giảm nghèo của huyện Hướng Hóa.

Loay hoay tìm sinh kế

Chị Hồ Thị Hương ở thôn Tà Rùng, xã Húc cho biết: Gia đình chị có 5 người con, ngoài 0,5ha trồng lúa rẫy trên đồi thì không có diện tích nào để trồng lúa, vợ chồng chị Hương phải băng đồi, lội suối cách nhà gần 10km để khai hoang 1ha đất trồng sắn. Tuy nhiên, vì địa hình đi lại khó khăn, đất đồi dốc nên vợ chồng chị chỉ trồng được vài vụ sắn là đất đã bạc màu. Năng suất, chất lượng sắn rất thấp, vận chuyển sản phẩm vô cùng khó khăn nên bình quân 1 năm gia đình chị chỉ thu nhập chưa đầy 10 triệu đồng từ bán sắn.

Đất sản xuất ở Hướng Hóa vừa thiếu, vừa khô cằn. Đất sản xuất ở Hướng Hóa vừa thiếu, vừa khô cằn.

 

Không chỉ gia đình chị Hương mà nhiều hộ người dân tộc Vân Kiều khác ở xã Húc sống rải rác trên các sườn đồi, thiếu đất sản xuất cộng với địa hình phức tạp, đường đi lại khó khăn, không có điều kiện phát triển thêm các ngành nghề khác, nên hầu hết đều là hộ nghèo, cận nghèo.

Ông Hồ Văn Ka Rai, Chủ tịch UBND xã Húc cho biết: Mặc dù là xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất huyện Hướng Hóa, với gần 6.400ha nhưng phần lớn trong số đó, lại là rừng phòng hộ và là đất trồng rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông quản lý. Trong tổng số gần 1.800ha đất mà Công ty Cao su Khe Sanh được tỉnh giao (nằm ở 3 xã Hướng Lộc, Ba Tầng và xã Húc.) Trên thực tế, nếu giao đất cho Công ty thì nhiều người dân trong xã sẽ mất đất sản xuất, vì số diện tích đất họ canh tác bấy lâu, chủ yếu do tự khai hoang từ nhiều năm về trước mà có. Ngoài ra, diện tích đất không đồng đều, khí hậu không thuận lợi nên người dân trong xã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Những khó khăn nói trên đã làm hạn chế rất lớn trong việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã lên tới 63,36%.

Tại xã Tân Long tình trạng thiếu đất sản xuất của người dân cũng rất nan giải. Toàn xã hiện có 73 hộ đồng bào DTTS thì trong đó đã có 33 hộ/167 khẩu thiếu đất sản xuất, với tổng diện tích 36ha. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là không có đất để giao cho người dân vì quỹ đất của xã đã hết.

Khó khắc phục

Được biết thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS, trong những năm qua, UBND xã Húc đã tích cực vận động, hỗ trợ người dân khai hoang để mở rộng sản xuất. Cụ thể, 1ha đất khai hoang sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng, trong đó hỗ trợ trực tiếp 15 triệu đồng, còn 15 triệu đồng là cho vay ưu đãi với lãi suất 0,1%/tháng. Nhờ vậy, chỉ tính riêng trong năm 2017, toàn xã đã khai hoang được 17ha ruộng nước. Năm 2018, theo kế hoạch dự kiến sẽ khai hoang thêm 13ha nữa. Tuy nhiên, do đất đai không bằng phẳng nên dự kiến trong các năm tới, xã cũng không có cách nào khác để giúp người dân có đất sản xuất do quỹ đất của xã không còn.

Ông Trương Đình Tùng, Chủ tịch UBND xã Tân Long cho biết: Nguyên nhân đồng bào DTTS trên địa bàn thiếu đất sản xuất là do dân số tăng quá nhanh và do đã chuyển nhượng đất sản xuất. Bên cạnh đó, đất ở xã chủ yếu là đất đồi dốc. Xã đã đề ra giải pháp, là thu hồi hoặc trưng mua lại đất để giao cho các hộ còn thiếu nhưng nếu mua theo giá Nhà nước đề ra thì quá thấp, người dân không bán. Còn nếu mua theo giá thị trường lại quá cao, xã không có kinh phí.

Theo ông Hồ Văn Toàn, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa, tình trạng thiếu đất sản xuất xảy ra ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. Qua khảo sát tổng số hộ thiếu đất sản xuất của toàn huyện Hướng Hóa là 2.093 hộ, trong đó số hộ DTTS thiếu đất sản xuất 1.930 hộ, hộ nghèo DTTS thiếu đất sản xuất 1.537 hộ. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa đến nay vẫn còn khá cao, chiếm gần 40% số hộ. Trong đó, hộ nghèo người DTTS 5.943, chiếm tỷ lệ 69,92% so với tổng số hộ DTTS.

Ông Toàn cho biết: Nguyên nhân của thực trạng thiếu đất sản xuất do tăng dân số tự nhiên, quỹ đất của các xã hạn chế, một số xã diện tích đã quy hoạch vào rừng phòng hộ; các hộ mới thành lập và tách riêng nên diện tích đất của hộ gia đình chia ra không đủ diện tích theo định mức. Cùng với đó, địa hình chia cắt, có độ dốc lớn nên đất có khả năng khai hoang, phục hóa cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng khu dân cư, khu tái định cư bị hạn chế… Hiện tại cấp ủy, chính quyền địa phương cũng đang lúng túng với việc tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này.

PHONG DƯƠNG - K.SƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 3 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 4 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 5 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 10 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 12 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 13 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 24 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.