Khi được thông qua, Nghị quyết về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác hỗ trợ đất ở, đất sản xuất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, để giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, các địa phương và đồng bào các dân tộc phải quán triệt phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tự làm”.
Mặc dù đạt nhiều kết quả trong giảm nghèo, nhưng hiện tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất cao. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất được xác định là một trong những nguyên nhân khiến công tác giảm nghèo của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.
Mặc dù trong những năm gần đây, tỉnh Nghệ An rất chú trọng đa dạng, phong phú về chủng loại trong sản xuất nông nghiệp, nhưng do nhiều nguyên nhân, nông sản Nghệ An vẫn chủ yếu đang dừng lại ở xuất thô, giá trị thấp. Thiết lập được chuỗi liên kết trong sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản với nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình MTQG nhằm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề được tỉnh Nghệ An đẩy mạnh.
Tính đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Nghĩa Lộ huy động trên địa bàn đạt 543.815 triệu đồng, bằng 99,3% kế hoạch năm; giải ngân 2.324 lượt khách hàng với số tiền 122.959 triệu đồng, dư nợ đạt 542.565 triệu đồng, bằng 99,36% kế hoạch, tăng 48.729 triệu đồng so với đầu năm. Tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,87%. Chất lượng tín dụng được duy trì, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%.
Thời sự -
Thúy Hồng -
16:06, 06/10/2024 Để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát các cơ chế, chính sách để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên theo quy định của Nghị định 02/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì mức hỗ trợ rất thấp, vì vậy cần đẩy nhanh thời gian và tăng mức hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp tái thiết sản xuất, ổn định đời sống và tăng trưởng kinh tế.
Tỉnh Yên Bái đang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, nhằm giúp người nghèo có điều kiện và cơ hội được học nghề, có việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Kinh tế -
Cam Phúc -
14:36, 23/08/2024 Thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận được thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch. Cũng tính đến tháng 7/2024 , toàn tỉnh Yên Bái có 247 sản phẩm OCOP, trong đó có 25 sản phẩm được công nhận đạt 4 sao, 222 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao. Tỉnh cũng đã tổ chức đánh giá và cấp Chứng nhận 4 sao cho 3 sản phẩm đánh giá lại của huyện Văn Chấn, gồm: Gạo nếp Tan Lả Tú Lệ, Trà táo mèo Shan Thịnh, Xịt massage Quốc Kỳ.
Kinh tế -
Thái Hà -
14:43, 26/07/2024 Thời tiết thay đổi, mưa nắng bất thường, cùng với nền nhiệt cao như hiện nay là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Vì vậy, việc chủ động các biện pháp ứng phó với dịch bệnh phát sinh đang được ngành chức năng cùng với nông dân các địa phương của tỉnh Cao Bằng quan tâm thực hiện.
Thời gian qua, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất, từng bước giúp đồng bào các DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, hướng tới giảm nghèo bền vững.
Tin tức -
Sơn Tùng -
17:26, 11/06/2024 Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Cao Bằng cho biết, những ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã xảy ra mưa lớn, lượng mưa có nơi lên đến 45,2 mm. Mưa to cục bộ đã gây ra lũ, ngập úng, sạt lở đất đá tại một số địa phương của tỉnh.
Kinh tế -
Minh Thu -
17:06, 03/08/2024 Những năm gần đây, nhiều nông dân, trang trại và các Hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Lâm Đồng đã và đang áp dụng rộng rãi mô hình trồng rau thủy canh tuần hoàn trong nhà màng. Mô hình được đánh giá là tiết kiệm nước tưới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS và ngang nhiên san đồi, lấp ruộng tại xã Đăk Pxi, ngày 29/5, Huyện ủy Đăk Hà đã có Công văn số 1991 “về việc kiểm tra, xác minh thông tin Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh”.
Media -
Trọng Bảo -
11:30, 13/05/2024 Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để đa dạng cây trồng, vật nuôi, thế nhưng, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở vùng cao chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Điều này đang gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp cũng như duy trì bài toán về sinh kế, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Để nâng cao giá trị hàng hóa, đặc biệt tại vùng DTTS, những năm qua chính quyền tỉnh Kiên Giang đã phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, qua đó hỗ trợ đồng bào DTTS từng bước vươn lên thoát nghèo.
Năm 2024, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) với tổng kinh phí trên 34 tỷ đồng. Đến nay, phần lớn các dự án, tiểu dự án đã lập dự toán chi tiết; đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và chuẩn bị khởi công.
Kinh tế -
Sỹ Hào -
21:05, 31/03/2024 Trong khi nhiều hộ gia đình DTTS sống gần rừng không có (hoặc thiếu đất sản xuất) thì hiện vẫn còn khoảng 3,4 triệu ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và đất chưa có rừng, chưa được giao cho các chủ thể, mà vẫn tạm để UBND cấp xã quản lý. Tình trạng rừng chưa có chủ, thậm chí để đất trống, đồi trọc vừa lãng phí tài nguyên rừng và đất rừng, đồng thời là rào cản trong việc triển khai chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Thời gian qua, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được hỗ trợ sinh kế, cây, con giống để phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những năm qua, nhờ thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Những năm qua, việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã góp phần giúp người dân tạo sinh kế, từng bước thoát nghèo bền vững.
Kinh tế -
Mai Hương -
23:45, 30/01/2024 Đó là khẳng định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị giao ban ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội năm 2023.