Sáng 17/11, Chi cục Thú y vùng V (Cục Thú y) vừa phát hành Thông báo số 1793/TYV5-TH về kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn (heo) được nhận từ thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Kết quả mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
Thông qua nhiều chính sách kịp thời, tạo bước đột phá về lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc, qua đó đã giúp nhiều người dân vùng quê, nhất là vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từng bước thoát nghèo, góp phần phát triển bền vững.
Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, cùng với quyết tâm nỗ lực của các ngành, các cấp và sự đồng tình hưởng ứng của Nhân dân, công tác giảm nghèo của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025.
Xác định Chương trình giảm nghèo bền vững là một trong ba Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) thể hiện chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, những năm vừa qua, tỉnh Điện Biên đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – Dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, thông qua nguồn kinh phí triển khai dự án đã giúp nhiều hộ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thêm cơ hội thoát nghèo.
Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề và giải quyết việt làm cho lao động nông thôn được xem như là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng về công tác đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), góp phần nâng cao đời sống, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm gần đây, cấp ủy đảng, chính quyền xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống người dân, hướng đến giảm nghèo bền vững.
Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, những năm qua, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã quan tâm và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh việc trao sinh kế để phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng triển khai hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.
Vốn tín dụng chính sách đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS miền núi của Thanh Hóa. Không chỉ giúp người dân cải thiện đời sống, nguồn vốn này còn đóng vai trò là "bệ đỡ" để các huyện miền núi thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Tiểu dự án 1- Dự án 6: Truyền thông giảm nghèo thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lắp đặt hệ thống thông tin cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về công tác giảm nghèo.
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề cao ở khu vực Tây Nguyên ngày càng tăng. Trên thực tế, số lượng lao động là người DTTS khá lớn nhưng số người đã được qua đào tạo chưa nhiều, làm hạn chế cơ hội tìm được việc làm và mang lại thu nhập cho người dân. Điều đó cho thấy yêu cầu mở rộng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động DTTS là một trong những yếu tố tiên quyết, để đáp ứng nhu cầu thực tế về sử dụng lao động của cơ quan-doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.
Xác định công tác giảm nghèo là mục tiêu quan trọng, những năm qua huyện Bình Gia đã thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, giúp người dân thụ hưởng các chính sách kịp thời, hiệu quả, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần vào công tác giảm nghèo của tỉnh.
Việc hỗ trợ trâu giống tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đang triển khai, kỳ vọng sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho những hộ nghèo, cận nghèo, góp phần phát triển kinh tế. Bên cạnh được hỗ trợ con giống, kỹ thuật, thì các hộ dân mong muốn được hỗ trợ hơn nữa về công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt trong thời điểm thời tiết giao mùa đang đến.
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế quan tâm, đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, trong đó chú trọng công tác xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài. Hoạt động này vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng, Nhà nước; cùng với hướng đi, giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo của xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn dự kiến để triển khai đã thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 1.157,751 tỷ đồng, đồng thời mở rộng các chính sách và mức thụ hưởng chính sách giảm nghèo. Từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 957,834 tỷ đồng, đạt 82,7% nguồn vốn dự kiến thực hiện, giai đoạn 2021-2025.
Nằm cách trung tâm TP. Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS, vì vậy, huyện Xín Mần xác định việc triển khai các Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội , từng bước nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nghèo.
Thời gian qua, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hoà Bình và sự phối hợp, tạo điều kiện của các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với sự chủ động, tích cực tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719) một cách đồng bộ với những nhiệm vụ trọng tâm, thu được nhiều tín hiệu tích cực.
Hùng Lợi là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), với tổng số 1.730 hộ dân, 7.839 nhân khẩu. Kinh tế - xã hội của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 50% dân số, đời sống người dân trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn.
Năm 2024, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều 2,12%, thoát 517 hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó giảm 387 hộ thoát nghèo và 130 hộ thoát cận nghèo.