Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh các mô hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) theo hướng liên kết sản xuất chuỗi giá trị. Qua đó tiếp sức cho người dân (đặc biệt là đồng bào DTTS) từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của địa phương.
Trước đây, nông dân ở vùng DTTS tại tỉnh Trà Vinh hầu như chỉ quen với phương thức canh tác nhỏ lẻ, manh mún, ít quan tâm đến khái niệm liên doanh liên kết để sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa. Thế nhưng, từ khi thành lập các hợp tác xã (HTX), họ đã dần thay đổi tư duy và nhận thức trong quá trình sản xuất, qua đó góp phần tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi đã dành hơn 145 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị cho các HTX, doanh nghiệp. Qua đó đã thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư, tạo sinh kế bền vững và mở hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng DTTS và miền núi.
Những năm gần đây, tỉnh Sơn La được đánh giá là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong đó, việc phát triển chuỗi liên kết giá trị đã giúp bà con đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La có đầu ra nông sản ổn định, thu nhập bền vững.
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã góp phần giúp người dân tạo sinh kế, từng bước thoát nghèo bền vững.
Song song với việc chủ động tuyên truyền thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) luôn tích cực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất để từng bước thoát nghèo bền vững. Đến nay, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đạt 32,2 triệu đồng/người/năm; 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố…
Hòa Bình là một trong những tỉnh cung ứng nguồn dược liệu thô lớn trong nước. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện quy hoạch phát triển vùng sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị nhằm hướng tới cung cấp nguồn nguyên liệu dược liệu ổn định và bền vững, góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất và xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ phát triển sản xuất là hoạt động quan trọng trong các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025. Việc chậm ban hành quy định trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, tiêu chí lựa chọn khiến các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất bị ngưng trệ, tác động đến đời sống của các đối tượng được thụ hưởng, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cùng với hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thì Nhà nước sẽ hỗ trợ nâng cao trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm…cho cộng đồng các dân tộc có khó khăn đặc thù. Đây là nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), được quy định rất cụ thể để tháo gỡ “điểm nghẽn” về năng lực sản xuất, thúc đẩy phát triển bền vững các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.
Media -
Quỳnh Trâm -
17:50, 07/10/2023 Tại huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa, những năm qua, nhiều hộ dân sinh sống ở các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, sạt lở đất đã được chính quyền địa phương di dời đến các khu tái định cư mới để ổn định đời sống. Tuy nhiên, việc bố trí đất ở và đất sản xuất tại các khu tái định cư gặp nhiều khó khăn, do các khu đất đủ điều kiện để sản xuất đều thuộc đất rừng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là rất khó khăn.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện 121 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị cho 88 hợp tác xã và 33 doanh nghiệp trên địa bàn, với hơn 3.600 hộ nông dân tham gia.
Ngày 28/7, tại Lễ phát động tháng hành đồng vì người cao tuổi (NCT) Việt Nam năm 2023, Hội Người cao tuổi tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị biểu dương NCT làm kinh tế giỏi tỉnh Lai Châu lần thứ IV, giai đoạn 2018 - 2023. Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Mạnh Hà; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Công tác người cao tuổi tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; cùng trên 80 đại biểu là NCT làm kinh tế giỏi trên địa bàn tham dự Hội nghị.
Kinh tế -
Sơn Khánh -
08:15, 21/07/2023 Tiền thân là Xí nghiệp xây dựng số 2 thuộc Công ty Xây dựng Hà Đô, Công ty Cổ phần Hà Đô 23 được thành lập theo quyết định số 514/QĐQP ngày 18/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được cổ phần hóa theo Nghị quyết Đại hội cổ đông ngày 4/5/2005. Công ty có Trụ sở chính tại Tòa nhà Hà Đô, 186 Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo quy định mới, hộ gia đình ở vùng khó khăn được vay tối đa 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh.
Để các HTX có thể ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh cũng như quản lý hiệu quả thì vấn đề cốt lõi vẫn là thay đổi về tư duy, nhất là của người đứng đầu. Điều này giúp thúc đẩy các HTX phát triển theo hướng bền vững, thích ứng với xu hướng phát triển của thị trường.
Media -
Thùy Anh -
17:06, 25/04/2023 Hiện ở nhiều địa phương, người nông dân chủ yếu chú trọng đến việc tăng năng suất chứ chưa quan tâm nhiều đến phân bón hữu cơ để bảo vệ đất. Nhiều HTX, cơ sở sản xuất còn lãng phí phụ phẩm, chưa tận dụng chất thải từ trồng trọt, chăn nuôi, dẫn đến gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục những tồn tại trên, tỉnh Sơn La đang thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích người dân và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, tận dụng tối đa nguồn phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững.
Nhằm chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào trồng cho năng suất, sản lượng cao, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện đã thực hiện Dự án mô hình sản xuất khoai lang an toàn theo hướng VietGAP với diện tích 4 ha tại cánh đồng Plei Trớ, xã Chư A Thai với tổng kinh phí 350 triệu đồng.
Kinh tế -
Mai Hương -
21:30, 24/08/2022 Thời gian qua, mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, nhằm tạo ra sản phẩm OCOP trên địa bàn TP. Hà Nội đã được đẩy mạnh. Các mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ cho doanh nghiệp, người sản xuất, mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.
Theo thông tin từ Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA), 9 dự án đã được lựa chọn từ 21 dự án phim ngắn về môi trường trong cuộc thi phim ngắn Màn Ảnh Xanh, để được hỗ trợ một phần chi phí sản xuất.
Ngày 6/5, tại huyện Cẩm Thủy, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn An Phước đã phối hợp tổ chức Hội thảo phát triển sản xuất cây gai xanh làm nguyên liệu chế biến sợi, phục vụ ngành Dệt may tại một số tỉnh phía Bắc.