Đối với khu vực miền núi, việc phát triển hợp tác xã (HTX) theo mô hình liên kết theo chuỗi giá trị là yếu tố then chốt để xóa bỏ hình thức tổ chức sản xuất “tự sản tự tiêu”, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để các HTX ở khu vực này phát triển thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Để đảm bảo môi trường đất, cây trồng; tiết kiệm chi phí đầu tư, trang trại An Nông, thôn Kéc, xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã nghiên cứu thí điểm sử dụng đạm thực vật ủ từ bã đậu, lạc thay thế đạm vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, bước đầu cho hiệu quả thiết thực.
Nhằm khai thác tiềm năng dồi dào của địa phương, Trung tâm Thông tin Ứng dụng Khoa học Công nghệ (TTƯDKHCN) Đăk Nông đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đồng ý cho triển khai Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng thương phẩm và tiêu thụ gấc lai bền vững tại tỉnh Đăk Nông”. Dự án hứa hẹn sẽ mang đến cho bà con tỉnh Đăk Nông loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao.
Thời gian qua, các địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai có hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Điều này không chỉ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn hạn chế tình trạng tái nghèo ở nhiều địa phương miền núi, có đông đồng bào DTTS sinh sống.
Không cam chịu đói nghèo, dám nghĩ dám làm, luôn nỗ lực lao động, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa mô hình làm ăn, đó là cách mà gia đình anh Hồ Thương và chị Hồ Thị Ấn, dân tộc Bru-Vân Kiều ở bản Cửa Mẹc, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) áp dụng để vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả của bản.
Sau trận mưa lũ lịch sử tháng 7 vừa qua, Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Chỉ tính riêng sản xuất, mưa lũ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã gây thiệt hại 3.246ha lúa, hoa màu, trong đó có khoảng 2.200ha lúa mùa vừa gieo cấy bị ngập úng, vùi lấp.
Thời gian gần đây, tình hình nước lũ khu vực ĐBSCL diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại, chính quyền địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp ứng phó, đồng thời khuyến cáo người dân gặt lúa sớm.
Các mô hình kinh tế chỉ thực sự phát huy hiệu quả tối đa khi được nhân rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều mô hình được xây dựng, ban đầu thì rất thành công nhưng khi nhân rộng lại thất bại. Do đó, bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra, giám sát thì việc cần làm hiện nay là tháo gỡ những vướng mắc trong quy trình xây dựng-nhân rộng mô hình.
Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 45 nghìn người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm trên 50% dân số của huyện. Những năm gần đây, địa phương đã huy động mọi nguồn lực hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế; đồng thời chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của bà con ngày càng được nâng lên, từng bước giảm nghèo bền vững.
Hỗ trợ phát triển sản xuất là giải pháp quan trọng để giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập, từ đó thoát nghèo. Nhưng để giảm nghèo bền vững thì việc chú trọng đối tượng là hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo là vấn đề cần được quan tâm thực hiện.
Đã hơn 30 năm chuyển về khu định canh, định cư bản Khe Ngát, thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhưng 95 hộ dân với 300 nhân khẩu là đồng bào Vân Kiều ở đây vẫn không có hoặc thiếu đất sản xuất. Người dân nhiều lần kiến nghị lên chính quyền và cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Từ chủ trương chung của Chính phủ, tỉnh Bắc Giang đã áp dụng hợp phần hỗ trợ sản xuất (thuộc Chương trình 135) một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn. Từ đó, góp phần giúp cho vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn có nhiều khởi sắc.
Dồn điền đổi thửa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu cầu tất yếu để phát triển ngành nông nghiệp. Xác định được hướng đi này thời gian qua, huyện Hiệp Hòa đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để thực hiện, góp phần hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương các doanh nhân cựu chiến binh trên cả nước đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên, tích cực sản xuất kinh doanh, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.
Thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất nhằm đảm bảo cho người nông dân phát triển nông nghiệp tốt hơn, và mục tiêu cuối cùng vẫn là nâng cao đời sống của con người. Thế nhưng, khi loại thuốc này đang có những tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, thì chúng ta cần phải xem xét lại.
Những năm gần đây, thành công đáng ghi nhận nhất của một số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên là hình thành được chuỗi liên kết sản xuất lúa giống. Mô hình này đang phát huy hiệu quả về chất lượng sản phẩm lẫn đầu ra, mang lại lợi nhuận cho cả nông dân, HTX và các trại lúa giống.
Trong những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã triển khai các hạng mục hỗ trợ sản xuất cho đồng bào trên địa bàn 14 xã. Nhờ đó, đồng bào các dân tộc huyện Đà Bắc có thêm cơ hội phát triển sản xuất, mở lối thoát nghèo.
Để phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, từ năm 2002, chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào thiếu đất đã được triển khai. Dù đã qua gần 16 năm thực hiện chính sách, nhưng hiện vẫn còn hàng trăm nghìn hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất. Nguyên nhân do đâu và giải pháp nào để tháo gỡ, là những nội dung cần được làm rõ để làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp cho giai đoạn sau năm 2020.
Thu nhập chủ yếu phụ thuộc sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng ở bản Thạy, xã Chiềng Ban (Mai Sơn, Sơn La) đã có nhiều gia đình vươn lên khá giả nhờ đoàn kết giúp đỡ nhau. Bản có 84 hộ dân thì đã có 11 nông dân được tặng danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Được vay tối đa 50 triệu đồng trong thời hạn không quá 10 năm là định mức mà hộ DTTS nghèo có thể tiếp cận từ nguồn vốn tín dụng chính sách để phát triển sản xuất. Định mức cho vay như vậy liệu đã đủ giúp đồng bào thoát nghèo, vươn lên khá giả?