Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ động, liên kết trong sản xuất nông nghiệp: Để nông sản đi xa hơn

Minh Triết - 15:02, 16/06/2020

Sau bao lần nếm trải tình trạng “được mùa, mất giá”, nông dân tỉnh Vĩnh Long đã chủ động nắm bắt thị trường, định hướng sản xuất, nâng cao công nghệ. Việc đổi mới tư duy, chủ động dự báo thị trường đã giúp nông dân địa phương này có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp.

Trung ương Hội Nông dân thăm quan các mô hình chuyển đổi sản xuất của Hợp tác xã Tân Bình, huyện Bình Tân
Trung ương Hội Nông dân thăm quan các mô hình chuyển đổi sản xuất của Hợp tác xã Tân Bình, huyện Bình Tân

Hơn 10 năm trồng khoai lang, anh Đặng Hoàng Minh, ở ấp Tân Qui, xã Tân Bình (huyện Bình Tân) đã trải qua những vụ khoai “đắng”. Theo anh Minh, lúc khoai lang đang có giá thì cuốc dây - bán hom giống cho bà con người trồng đã lấy lại chi phí đầu tư, củ thì thời điểm giá rất cao, 800.000 - 1.000.000 đồng/tạ.

Nhưng “thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”, hằng trăm gia đình tập trung vào trồng khoai. Thế là khoai ứ đọng, không tiêu thụ được, thương lái hạ giá chạm đáy.

Không thể cứ phụ thuộc vào một loại cây trồng, anh Minh tạm ngưng trồng khoai để chuyển sang trồng rau màu theo nhu cầu thị trường. Hiện anh Minh đang trồng 12 công (12.000m2) đu đủ Thái Lan, ớt sừng vàng và một số loại rau xanh.

“Trồng cây gì thì phải theo thị trường, chứ không như lúc trước theo hoài một giống. Tất cả đều qua tìm hiểu, nắm chắc 60 - 70% hiệu quả mới trồng”, anh Minh chia sẻ.

Cũng theo anh Minh, muốn tìm hiểu về giống cây, con chỉ cần lên mạng “gõ” là có rất nhiều. Từ các nguồn đó, anh để ý xem huyện, tỉnh mình và các tỉnh khác xuống giống cây màu gì nhiều để… né.

Cùng với linh hoạt chọn giống cây, con, anh Minh chú trọng cập nhật kiến thức, bắt nhịp xu hướng làm nông mới, hướng đến công nghệ cao. Vừa qua, anh mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới phun tự động cho 5,4 công đất và 1 công làm nhà lưới với tổng chi phí gần 100 triệu đồng.

Cũng “bắt mạch” thị trường để chọn giống nuôi trồng, từ những năm 2000, trong khi xã Long Mỹ, huyện Mang Thít là vùng chuyên trồng lúa, màu thì nông dân Huỳnh Văn Sơn đã đào ao nuôi cá. Hằng ngày, ông liên lạc, hỏi thăm người nuôi cá ở các nơi để nắm tình hình nuôi và giá cả, học hỏi, chia sẻ kỹ thuật nuôi.

Trước khi thả nuôi loại cá nào, ông đều lên lịch, dự đoán tháng nào trong năm hút hàng, tháng nào dội chợ. Trước dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại cho người chăn nuôi lợn, dự báo thị trường thịt khan hiếm, ông quyết đoán mở rộng 9 ao nuôi cá trên 20 công đất. Các ao cá cho thu hoạch hàng trăm tấn, lợi nhuận thu về so với trước đây vượt hơn tỷ đồng.

“Có lần tôi thu hoạch 13 tấn cá lóc với giá chỉ 28 - 29 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, do có tìm hiểu nên tôi nuôi bồi tiếp. Nhờ vậy, thu được 35 tấn cá với giá 35.000 đồng/kg, lời hơn 400 triệu đồng”, ông Sơn chia sẻ.

Theo ông Trần Văn Trạch, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long, nếu trước đây, nông dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thì hiện ngày càng có thêm sự đổi mới, sáng tạo do biết nắm bắt xu thế thị trường, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để giảm sức lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Đặc biệt, người nông dân hiện không còn sản xuất nhỏ lẻ như trước, mà ngày càng có nhiều người tham gia vào hợp tác xã.

Chia sẻ của Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long cũng chính là kinh nghiệm mà nhiều nông dân đúc kết được. Chính anh Đặng Hoàng Minh, ở ấp Tân Qui, xã Tân Bình đã khẳng định rằng, nông dân phải vào hợp tác xã để cùng nhau nuôi trồng trên diện tích lớn, hàng hóa ổn định thì tiêu thụ ổn định hơn, có liên kết thì sản phẩm sẽ đi xa hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.
Tin nổi bật trang chủ
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Chính sách và đời sống - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Kinh tế - Như Tâm - 1 giờ trước
Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.
Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 1 giờ trước
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi cảnh báo, từ chiều 7/9 đến ngày 9/9, mưa lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Khi đã ngấm “no nước”, những quả đồi, ngọn núi sẽ đối diện với nguy cơ sụt xuống bất cứ lúc nào.
Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Xã hội - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 7/9, Sở y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại buôn Cuê, xã Băng Ađrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên - Kon Tum 2024 (diễn ra từ ngày 6/9 - 12/9/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tham gia 02 gian hàng trưng bày, quảng bá một số sản phẩm nghề truyền thống của 7 dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 3 Yagi Giật cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 570 km. Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi . Nữ nghệ nhân Y Piuh miệt mài giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

Trang địa phương - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 1 giờ trước
Vừa qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức gặp mặt, trao quà nhân dịp năm học mới và vui Tết Trung thu năm 2024 cho 227 em nhỏ là Con nuôi Đồn Biên phòng, Nâng bước em tới trường, con “Mẹ đỡ đầu” và con cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Xã hội - PV - 20:17, 07/09/2024
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành Tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi cơn bão số 3 đi qua. Việc điều động sẽ được bố trí rạch ròi, kịp thời theo các khu vực phù hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau, đảm bảo tổ chức khoa học và hiệu quả.
Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Tin tức - Hương Trà -Mỹ Dung - 20:15, 07/09/2024
Bão số 3 (bão Yagi) đã đi sâu vào đất liền các tỉnh phía bắc, gây thiệt hại lớn tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình… Tại Hà Nội đã có mưa to, gió giật mạnh. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13. Bão số 3 đã làm 4 người chết (Quảng Ninh có 3 người, Hải Dương có 1 người) và 78 người bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng có 20 người).
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:21, 07/09/2024
Chiều tối ngày 7/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh đã tới thăm hỏi, động viên những người gặp nạn do bão số 3 hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Gương sáng giữa cộng đồng - Lữ Phú - 18:44, 07/09/2024
Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình và góp phần thay đổi nhận thức của đồng bào Khơ Mú trong phát triển kinh tế, ông Moong Văn Hoàng, ở bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã thành lập gia trại tổng hợp VAC, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Hoàng còn tạo điều kiện, hỗ trợ nhiều người dân bản Huồi Cáng 1 vươn lên phát triển kinh tế.