Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Liên kết bốn nhà để sản xuất nông sản bền vững

Nghĩa Hiệp - 22:23, 23/03/2020

Việc đưa nông sản xuất khẩu (XK) sang các nước châu Âu, Mỹ, Nhật… không còn xa lạ, tuy nhiên hầu hết mới là những nông sản thô. Doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu đi thu gom, không qua quy hoạch vùng nguyên liệu và chế biến, dẫn đến tình trạng mất giá hoặc không đạt tiêu chuẩn để XK. Trong khi giải pháp bốn nhà đã được đặt ra nhiều năm, nhưng tỷ lệ thành công liên kết và giữ được liên kết mới chỉ đạt mức 20%.

Áp dụng liên kết bốn nhà trong sản xuất, mỗi năm mỳ gạo Hùng Lô sản xuất được trên 30 tấn sản phẩm
Áp dụng liên kết bốn nhà trong sản xuất, mỗi năm mỳ gạo Hùng Lô sản xuất được trên 30 tấn sản phẩm

Liên kết bốn nhà là chuỗi liên kết giữa Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông. Trong chuỗi liên kết này, lợi ích và trách nhiệm của mỗi bên đều được bảo đảm và hướng đến sự phát triển chung.

Là một trong những đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng bốn nhà, anh Cao Đăng Duy, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) mỳ gạo Hùng Lô chia sẻ: “Người dân trong vùng trước nay sản xuất theo lối thủ công, tôi đã kêu gọi bà con thành lập HTX, chung vốn đầu tư dây chuyền sản xuất mới, cải tiến về máy móc, kỹ thuật... dần loại bỏ cách làm cũ, hướng đến sản xuất theo đúng quy trình về an toàn thực phẩm. Tiếp đó, tôi chủ động đăng ký thương hiệu sản phẩm mỳ gạo Hùng Lô. Thông qua các chương trình quảng bá sản phẩm, hội chợ OCOP do tỉnh tổ chức, sản phẩm của HTX đã được nhiều người đón nhận”.

Thực hiện tốt chuỗi liên kết bốn nhà, từ sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, mỗi năm HTX của anh Duy đã bán ra thị trường trên 30 tấn sản phẩm, tạo việc làm ổn định cho 12 lao động, doanh thu đạt gần 3 tỷ đồng/năm.

Trong liên kết bốn nhà những người dân được tham gia vào chuỗi, hỗ trợ chính sách, nguồn vốn và định hướng cây trồng từ Nhà nước; nhà doanh nghiệp hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, thu mua ổn định và chế biến. Sự liên kết chặt chẽ này, đã giúp giá trị nông sản từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỷ lệ thực hiện thành công và duy trì được chuỗi liên kết bốn nhà hiện nay trên cả nước chỉ chiếm 15 - 20%.

Nguyên nhân dẫn đến tính trạng trên, là do lợi ích và trách nhiệm của các bên không được gắn kết, chủ yếu những vướng mắc từ phía nhà nông và nhà kinh doanh, do hai bên không thống nhất được về phương thức canh tác, cũng như giá thành sản phẩm.

Từng là người cung cấp 3ha mía theo hợp đồng ký kết với Công ty CP Mía đường Lam Sơn, chị Hà Lan Hương nhớ lại: “Năm 2015, xã Tân Phong bắt đầu trồng mía, có rất nhiều công ty, đơn vị đến ký hợp đồng thu mua, giá lên đến 5 - 6 nghìn đồng/kg. Nhưng đến năm 2019, trong số các công ty thu mua, đơn vị trả cao nhất cũng chỉ trả 3.500 đồng/kg. Trong khi đó, các mối buôn khác trả giá cao hơn, nên chúng tôi không nhận cung cấp cho nhà máy đường nữa”.

Có thể thấy, việc làm tròn vai trò, trách nhiệm để giữ chuỗi liên kết không khó, nếu người nông dân không chạy theo lợi ích trước mắt, không trồng trọt chạy theo thị trường và không theo quy hoạch. Còn các nhà kinh doanh cũng cần phải có những cam kết, những chính sách, đầu tư, thu mua hấp dẫn, dựa trên mục tiêu chia sẻ lợi ích, minh bạch, cộng với sự vào cuộc của các nhà khoa học, thì hơn 7.500 doanh nghiệp chế biến nông sản khắp cả nước chắc chắn sẽ chế biến được hơn 120 triệu tấn nguyên liệu mỗi năm theo hướng chuyên nghiệp, bền vững, hạn chế được tình trạng được mùa mất giá…

Đây cũng sẽ là cơ hội lớn để áp dụng chuỗi liên kết bốn nhà trong sản xuất nông sản nước ta phát triển bền vững.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỷ lệ thực hiện thành công và duy trì được chuỗi liên kết bốn nhà hiện nay trên cả nước chỉ chiếm 15 - 20%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

Sức khỏe - Sỹ Hào - 5 giờ trước
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được nói không ít lần, từ nhiều năm nay, trên báo chí và trên cả diễn đàn Quốc hội. Nhưng đây là vấn đề chưa bao giờ hết “nóng”, trong khi thuốc giải độc để cấp cứu kịp thời vẫn còn khan hiếm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người rất cao.
Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Tìm trong di sản - Nguyễn Văn Sơn - 5 giờ trước
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Media - Thùy Anh - 13 giờ trước
Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Sắc màu 54 - Sơn Ngọc - 23:55, 27/05/2023
Làng Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm tiêu biểu của người Chăm thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nơi đây, đã có nhiều thế hệ phụ nữ giỏi nghề, tích cực bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt truyền thống. Đặc biệt là nghiên cứu phục hồi hoa văn cổ và kỹ thuật trồng bông dệt vải do ông bà xưa truyền lại.
Những triệu phú ở Tam Đường

Những triệu phú ở Tam Đường

Kinh tế - Đinh Phương - 23:53, 27/05/2023
Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã chú trọng đầu tư nuôi cá nước lạnh. Hiệu quả kinh tế của loại cá này đã mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân trên địa bàn.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Media - Quỳnh Trâm - 23:51, 27/05/2023
Tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt 16 liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Media - BDT - 23:48, 27/05/2023
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP.
Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tin tức - PV - 23:24, 27/05/2023
Thứ sáu, ngày 26/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 5 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Sức khỏe - Quỳnh Trâm - 23:17, 27/05/2023
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có nhiều quầy thuốc, phòng khám chuyên khoa trưng các biển hiệu quảng cáo thu hút bệnh nhân, hoạt động rầm rộ.... nhưng khi lực lượng chức năng kiểm tra lại không đủ hồ sơ giấy phép hoạt động.

"Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 23:16, 27/05/2023
Đó là chủ đề tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 - 31/5/2023 do Bộ Y tế tổ chức sáng 27/5 tại Hà Nội.