Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Liên kết bảo vệ rừng khu vực Tây Bắc

PV - 09:05, 17/04/2019

Với địa bàn rộng và hiểm trở, nhiều diện tích rừng nằm trải rộng qua các tỉnh, thời gian qua, các lực lượng chức năng địa phương trên địa bàn Tây Bắc đã đẩy mạnh việc liên kết, phối hợp trong việc quản lý và bảo vệ rừng.

Lực lượng Kiểm lâm huyện Văn Bàn (Lào Cai) và huyện Than Uyên (Lai Châu) tuyên truyền công tác quản lý và bảo vệ rừng cho người dân. Lực lượng Kiểm lâm huyện Văn Bàn (Lào Cai) và huyện Than Uyên (Lai Châu) tuyên truyền công tác quản lý và bảo vệ rừng cho người dân.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, khu vực giáp ranh của 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Sơn La gồm 12 huyện, 39 xã, 1 phường, với diện tích tự nhiên vùng giáp ranh 501.587ha, diện tích đất có rừng 231.401ha, trong đó 223.344ha rừng từ nhiên, 8.057ha rừng trồng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.

Ông Nguyễn Văn Biển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu cho biết: Khu vực giáp ranh này có diện tích rừng tự nhiên lớn, trữ lượng rừng cao, tính đa dạng sinh học phong phú, lưu giữ nhiều nguồn gen quý như: nghiến, pơ mu, thông tre lá dài, sâm Lai Châu, tam thất hoang và một số dược liệu quý hiếm khác.

Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có địa hình chia cắt phức tạp, diện tích rừng xa trung tâm, xa khu dân cư, địa hình hiểm trở gây rất nhiều khó khăn trong công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện vi phạm hay huy động người dân tham gia chữa cháy.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, thời gian qua, lực lượng kiểm lâm 3 tỉnh đã ký quy chế phối hợp trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Thực hiện quy chế này, lực lượng kiểm lâm của 3 tỉnh sẽ tăng cường phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đến người dân.

Bên cạnh đó, lực lượng sẽ thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau để kịp thời nắm bắt tình hình, thống nhất biện pháp xử lý các vụ việc được phát hiện và các tình huống liên quan; xây dựng phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, khi xảy ra cháy rừng tại khu vực giáp ranh, địa phương nào phát hiện đám cháy trước thông tin cho nhau, đồng thời tổ chức huy động chữa cháy kịp thời. Hằng năm, Hạt Kiểm lâm các huyện giáp ranh tuần tra chung về quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy chữa cháy rừng…

Tương tự, khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Yên Bái có trên 69.000ha rừng thuộc các huyện: Văn Bàn (Lào Cai) và Than Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải (Yên Bái) quản lý. Tuy nhiên, do người dân sống gần rừng, hoạt động trồng và canh tác thảo quả dẫn đến tình trạng phá rừng làm nương, chặt phá rừng lấy gỗ còn xảy ra. Trước thực trạng này, lực lượng kiểm lâm các huyện vùng giáp ranh đã xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng. Chỉ tính riêng trong năm 2018, lực lượng kiểm lâm các huyện giáp ranh đã tổ chức 16 cuộc họp thôn, tuyên truyền và ký cam kết bảo vệ rừng với hơn 600 hộ tại các xã vùng giáp ranh.

“Chúng tôi đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải, UBND xã Nậm Có (Mù Cang Chải, Yên Bái) tổ chức tuyên truyền tại thôn Lùng Cúng, Phìn Ngài về những quy định bảo vệ và phát triển rừng; Phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Than Uyên (Lai Châu) tuần tra 43 lượt tại khu vực trọng điểm thường xảy ra các vụ khai thác, phát rừng làm nương thuộc địa phận các xã: Nậm Xây, Nậm Xé của huyện Văn Bàn; duy trì 6 chốt bảo vệ rừng tại các khu vực giáp ranh, thường trực 24/24 giờ trong những ngày cao điểm của mùa hanh khô và dịp lễ, tết. Nhờ đó, trong năm 2018 và quý 1/2019, khu vực giáp ranh không xảy ra vụ cháy rừng nào”, ông Đỗ Ngọc Minh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn cho biết.

Địa bàn rộng và hiểm trở, công tác phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm các huyện giáp ranh đang có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ rừng diện tích rừng hiện có.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Vĩnh, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, công tác phối hợp liên kết còn một số khó khăn hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, do thiếu kinh phí, công tác phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn chưa được triển khai sâu rộng. Việc phối hợp thực hiện trong nhiều vụ việc còn mang tính hình thức, trao đổi thông tin là chính nên hiệu quả chưa cao. Trên thực tế vẫn còn tình trạng rừng bị xâm phạm, người dân vẫn lén lút trồng mới cây thảo quả trong rừng.

“Thời gian tới, các địa phương cần tăng cường đầu tư các dự án, mô hình phát triển sinh kế cho cộng đồng, gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững vùng giáp ranh. Tăng cường tuyên truyền để làm sao huy động sự vào cuộc cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là người dân tham gia cùng với lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng”, ông Vĩnh nhấn mạnh.

TRỌNG BẢO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Khắc ghi lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây…”, bà con người Hà Nhì tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn chủ động góp sức cùng các lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó, tạo thành trì vững chắc bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn sông Đà được xanh tốt…
Tin nổi bật trang chủ
Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 19:04, 10/06/2023
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình tại nhiều địa phương cũng bộc lộ một số bất cập cần tháo gỡ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Gương sáng - Mỹ Dung - 18:54, 10/06/2023
Trong nhiều năm trở lại đây, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều Người có uy tín của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.
Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Tìm trong di sản - Sơn Ngọc - 18:49, 10/06/2023
Tại làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) có nhiều nghệ nhân người Chăm làm gốm thủ công rất giỏi. Trong số đó có nghệ nhân Đàng Thị Hoa từng đoạt giải Nhất tại Hội thi Bàn tay vàng do HTX Gốm Chăm Bàu Trúc tổ chức.
Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 18:46, 10/06/2023
Lai Châu - miền đất địa đầu phía Tây Bắc Tổ quốc với 20 dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc có một nét đẹp văn hóa riêng, góp phần làm phong phú cho văn hóa các dân tộc. Sự phong phú của văn hóa ấy được thể hiện rõ nét từ phong tục tập quán, ẩm thực cho đến trang phục. Khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, phụ nữ các dân tộc ở Lai Châu toát lên vẻ đẹp trong sáng, thuần hậu...
Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Xã hội - Quỳnh Trâm - 18:36, 10/06/2023
Sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Bến En, nhiều người dân tộc Thái vốn sống nhờ rừng ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã không còn kế sinh nhai, khi không còn đất rừng sản xuất. Trong khi ruộng lúa thì thường xuyên bị ngập nước khiến họ thiếu thốn nhiều bề, không thể thoát nghèo.
Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Tin tức - Mỹ Dung - Hà Linh - 18:20, 10/06/2023
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại quảng cáo Phong Linh, tổ 14, khu 2, phường Hà Khẩu, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển nhân dịp Kỷ niệm 98 năm Ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 18:19, 10/06/2023
Chạy trên những cung đường ở miền Tây xứ Nghệ, cảm nhận rõ nhất là sự chuyển mình, đổi thay đến không ngờ. Mới mươi năm trước, nhiều con đường hãy còn gồ ghề sỏi đá, mà nay khi trở lại đã phẳng lỳ bê tông sạch đẹp. Những con đường ấy, là sự chung tay “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” bởi lòng dân đồng thuận. Những con đường chúng tôi tin tưởng sẽ dẫn tới ấm no cho bà con dân bản...
Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Kinh tế - Diệp Chi - 18:04, 10/06/2023
Khắc ghi lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây…”, bà con người Hà Nhì tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn chủ động góp sức cùng các lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó, tạo thành trì vững chắc bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn sông Đà được xanh tốt…
Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 17:47, 10/06/2023
Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những kết quả bước đầu đang mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở cơ sở, một số nội dung gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần tiếp tục rà soát tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.
Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Tin tức - PV - 17:24, 10/06/2023
Từ 10/6, công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW, chủ yếu nhờ một số tổ máy nhiệt điện bị sự cố (Quảng Ninh, Nghi Sơn 1, Thái Bình 2) đã được khẩn trương xử lý khắc phục.