Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thoát nghèo nhờ đa dạng mô hình sản xuất

PV - 14:54, 02/10/2018

Không cam chịu đói nghèo, dám nghĩ dám làm, luôn nỗ lực lao động, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa mô hình làm ăn, đó là cách mà gia đình anh Hồ Thương và chị Hồ Thị Ấn, dân tộc Bru-Vân Kiều ở bản Cửa Mẹc, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) áp dụng để vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả của bản.

Ở bản Cửa Mẹc, người dân luôn dành cho vợ chồng anh chị Thương-Ẩn nhiều tình cảm trân trọng, yêu quý bởi ý chí, quyết tâm vươn lên để thoát khỏi cuộc sống khó khăn và tấm lòng nhân ái của anh chị đối với bà con dân bản.

Mô hình nuôi cá cho thu nhập cao của gia đình anh Hồ Thương. Mô hình nuôi cá cho thu nhập cao của gia đình anh Hồ Thương.

Cả hai anh chị đều xuất thân từ gia đình dân tộc Bru-Vân Kiều nghèo trong bản, lớn lên nhờ củ sắn ngoài rẫy, củ mài trong rừng nên cả hai dễ đồng cảm, xích lại gần nhau rồi lập gia đình…

Ngày mới lập gia đình, khó khăn chồng chất khó khăn khi những đứa con lần lượt ra đời. Sau mỗi ngày kết thúc việc lên nương rẫy, hoặc tranh thủ làm thuê kiếm thêm đồng thu nhập, tối về trong ngôi nhà tạm bợ, anh chị rì rầm bàn bạc chuyện làm ăn.

Rồi hàng xóm thấy anh Thương đi đâu đó mấy ngày, sau đó quay về, hỏi ra mới biết, anh đi học lớp kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi trên huyện tổ chức.

Anh Hồ Thương chia sẻ: Muốn phát triển kinh tế, phải có kiến thức. Nhận thấy vùng đất của bản làng có nhiều tiềm năng để trồng trọt, chăn nuôi nên anh chị đã bàn bạc quyết tâm học hỏi theo đuổi nguyện vọng. Sau khi được học kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt, vợ chồng anh chị đã chuyển hướng phát triển kinh tế theo mô hình VAR.

Để khởi nghiệp, anh chị đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội mua một cặp bò sinh sản (ngày đó giống bò còn rẻ, mỗi cặp bò chưa đến 10 triệu đồng) và trồng 5ha keo, 1ha sắn, chăn nuôi thêm gà, vịt. Phương châm là “lấy ngắn, nuôi dài” tích lũy vốn dần.

Tuy nhiên, theo anh Thương khởi đầu lúc nào cũng khó khăn, thời tiết khô hạn nắng nóng nên cây trồng bị chết nhiều. Không thất vọng, anh quyết tâm khôi phục lại. Vợ chồng anh chị đã vay anh em thêm 20 triệu đồng nữa để tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích sắn lên 2ha và trồng thêm 5ha keo…

Đất không phụ công người. Vụ thu hoạch sắn đầu tiên, anh đã hoàn trả được tiền vay. Không dừng lại ở kết quả này, anh chị quyết định mở rộng thêm chăn nuôi tập trung. Theo đó, anh Thương đã đào ao thả cá, mua thêm bò, gà và vịt về nuôi. Để có thức ăn cho gia súc, gia cầm vợ chồng anh chị Thương-Ẩn đã đầu tư mua máy xát gạo. Ngoài phục vụ bà con trong bản còn tận thu phụ phẩm để làm thức ăn chăn nuôi.

Hiện nay, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh Thương và chị Ấn có 20ha keo, 2ha sắn, hơn 1ha ruộng nước, 3 ao thả cá cùng hàng trăm gia súc gia cầm… Thu nhập trung bình mỗi năm gần 100 triệu đồng đã trừ chi phí.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, anh chị còn là tấm gương sáng trong việc nuôi dạy các con ăn học đến nơi, đến chốn. Hiện tại, 3 đứa con của anh chị đều đã ra trường và có công ăn việc làm ổn định. Bên cạnh đó, gia đình anh còn thường xuyên vận động bà con tích cực lao động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống gia đình; tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào xây dựng bản làng văn hóa, đền ơn đáp nghĩa, vợ chồng anh chị luôn nhiệt tình tham gia.

Sự nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế của gia đình anh Hồ Thương và chị Hồ Thị Ấn đã trở thành tấm gương minh chứng cho tinh thần quyết tâm và cần cù lao động sản xuất sẽ thoát được đói nghèo.

MINH THỨ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Để buôn làng ngày càng đẹp hơn (Bài 1)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Để buôn làng ngày càng đẹp hơn (Bài 1)

Với các giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế từng địa phương, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Gia Lai đã trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp, được người dân đồng thuận hưởng ứng tham gia thực hiện để hoàn thành các tiêu chí. Nhờ đó, buôn làng vùng nông thôn đã có chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân được nâng lên.
Tin nổi bật trang chủ
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Kinh tế - Minh Thu - 16:10, 17/04/2024
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Cúp C1 châu Âu: Ngược dòng đẳng cấp, PSG hạ gục Barcelona, giành vé vào Bán kết

Cúp C1 châu Âu: Ngược dòng đẳng cấp, PSG hạ gục Barcelona, giành vé vào Bán kết

Thể thao - Hoàng Minh - 14:50, 17/04/2024
Dù đã dành lợi thế cực lớn trong trận lượt đi, nhưng Barcelona vẫn để PSG lật ngược thế cờ trong trận lượt về. Thất bại 4-1 ngay trên sân nhà khiến Barcelona đánh mất tấm vé vào vòng Bán kết Cúp C1 châu Âu.
Cúp C1 châu Âu: Rượt đuổi kinh điển, Dortmund đại thắng Atletico Madrid

Cúp C1 châu Âu: Rượt đuổi kinh điển, Dortmund đại thắng Atletico Madrid

Thể thao - Hoàng Minh - 14:48, 17/04/2024
Trong trận lượt đi vòng Tứ kết Cúp C1 châu Âu, Dortmund và Atletico Madrid đã cống hiến cho khán giả một trận đấu hấp dẫn với màn rượt đuổi nghẹt thở cùng 6 bàn thắng được ghi.
Sóc Trăng: Thông qua Nghị quyết về mức hỗ trợ đồng bào vùng DTTS tham gia học xóa mù chữ theo Chương trình MTQG 1719

Sóc Trăng: Thông qua Nghị quyết về mức hỗ trợ đồng bào vùng DTTS tham gia học xóa mù chữ theo Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 14:44, 17/04/2024
Ngày 17/4, tại kỳ họp thứ 19 ( Chuyên đề), HĐND tỉnh Sóc Trăng đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS học tập, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh cho 43.681 người từ 15 tuổi đến 60 tuổi tại 63 xã vùng đồng bào DTTS chưa biết chữ.
Quảng Nam: Triển khai nhiều sự kiện để kích cầu du lịch 2024

Quảng Nam: Triển khai nhiều sự kiện để kích cầu du lịch 2024

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 14:41, 17/04/2024
Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch năm 2024 với chủ đề “Quảng Nam – Miền xanh Di sản”, sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11/2024. Chương trình gồm 02 giai đoạn: giai đoạn 1 “Quảng Nam – Cảm xúc mùa hè” từ tháng 5 đến tháng 8/2024 và giai đoạn 2 “Mùa vàng xứ Quảng” từ tháng 9 đến hết tháng 11/2024, với nhiều gói sản phẩm du lịch đặc sắc với chính sách giá ưu đãi và các dịch vụ chất lượng phục vụ khách du lịch đến với Quảng Nam.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Bình Định: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân - 14:38, 17/04/2024
Với mục đích lựa chọn một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mỗi địa phương (OCOP) để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu, UBND Bình Định chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Để buôn làng ngày càng đẹp hơn (Bài 1)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Để buôn làng ngày càng đẹp hơn (Bài 1)

Kinh tế - Ngọc Thu - 11:05, 17/04/2024
Với các giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế từng địa phương, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Gia Lai đã trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp, được người dân đồng thuận hưởng ứng tham gia thực hiện để hoàn thành các tiêu chí. Nhờ đó, buôn làng vùng nông thôn đã có chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân được nâng lên.
Bình Định đứng đầu trong 5 địa phương khu vực kinh tế miền Trung về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I - 2024

Bình Định đứng đầu trong 5 địa phương khu vực kinh tế miền Trung về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I - 2024

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:06, 17/04/2024
Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của Bình Định quý I – 2024 tăng 6,3% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng xếp thứ 22/63 địa phương cả nước, thứ 7/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và xếp thứ nhất trong 5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bình Định: Phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ 3 năm 2024

Bình Định: Phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ 3 năm 2024

Giáo dục - T.Nhân - 08:59, 17/04/2024
Ngày 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Quảng Nam: Hiệu quả từ việc lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng NTM

Quảng Nam: Hiệu quả từ việc lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng NTM

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 07:57, 17/04/2024
Xác định nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh việc triển khai phân bổ vốn để thực hiện nhiều chương trình, dự án. Nhờ đó, nhiều địa phương đã đầu tư hỗ trợ sinh kế cho người dân, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Đăc biệt, việc lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn giúp các huyện miền núi đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM), làm thay đổi đáng kể diện mạo các thôn làng.