"Kết nối thông tin an ninh trật tự vùng biên", là tên mô hình đang được thực hiện ở 6 bản vùng sâu, vùng xa của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) từ hai năm qua. HIệu quả từ Mô hình đang góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Sau 7 tháng thi công, công trình cầu Hà Lẹc ở xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc. Mục tiêu kết nối giao thông - “mở lối” thoát nghèo cho đồng bào các DTTS vùng biên huyện Lệ Thủy đang dần trở thành hiện thực.
Xã hội -
Khánh Ngân -
17:42, 08/09/2023 Ngày 8/9, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 xã Kim Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) tổ chức Lễ khởi công xây dựng bếp ăn bán trú cho nhà trường.
Thời gian qua, bên cạnh việc ổn định lương thực nhờ trồng lúa nước, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) đã vận động, hỗ trợ và hướng dẫn người dân nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như nuôi dê sinh sản, nuôi ngan, trồng khoai môn… Từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số ở có sinh kế bền vững, vươn lên thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
20:42, 30/06/2021 Dòng sông Kiến Giang đẹp, thơ mộng, yên ả chảy giữa vùng quê Lệ Thủy trù phú, nổi tiếng lúa vàng trĩu hạt. Kiến Giang còn là nơi đưa “Cậu Võ” ở làng An Xá ra giúp nước nhà, trở thành một vị tướng tài ba lỗi lạc không chỉ của dân tộc mà nổi tiếng khắp năm châu.
Những năm qua, người dân các địa phương ven biển bãi ngang huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã mạnh dạn đầu tư nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Xã hội -
Khánh Ngân -
11:33, 28/04/2022 Sau trận lũ trái mùa trong những ngày đầu tháng 4, hàng trăm ha lúa đông xuân đang thời kỳ làm đòng bị ngập sâu trong nước, nhiều diện tích nuôi thủy sản cũng tràn theo con nước, nhiều nông dân ở Lệ Thủy (Quảng Bình) và huyện Hải Lăng (Quảng Trị) rơi vào cảnh trắng tay!
Tin tức -
Khánh Ngân -
22:15, 02/09/2023 Sáng nay, 2/9, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang năm 2023. Lễ hội đua thuyền truyền thống năm nay đã thu hút gần 1.300 vận động viên với 24 thuyền nam và 10 thuyền nữ tham gia tranh tài.
Không cam chịu đói nghèo, dám nghĩ dám làm, luôn nỗ lực lao động, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa mô hình làm ăn, đó là cách mà gia đình anh Hồ Thương và chị Hồ Thị Ấn, dân tộc Bru-Vân Kiều ở bản Cửa Mẹc, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) áp dụng để vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả của bản.
Vượt qua khó khăn do sự cố môi trường biển, ngư dân ở xã biển bãi ngang Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) vẫn bám biển vươn khơi. Những tàu thuyền cập bến luôn đầy tôm cá tạo nguồn thu nhập ổn định cho bà con. Ngoài ra ở trên bờ, người dân cũng chủ động chuyển đổi sinh kế đào ao trên cát nuôi cá lóc để kiếm thêm thu nhập…
“Sau sự cố môi trường biển, người dân các xã vùng bãi ngang ven biển như Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã chủ động chuyển đổi sinh kế từ nghề đi biển sang trồng trọt và chăn nuôi, không những tạo sinh kế bền vững cho gia đình mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động …”, ông Dương Đệ Quang, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lệ Thủy thông tin.
Ngày 22/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tổ chức trao 12 con dê giống sinh sản để hỗ trợ sinh kế cho 5 hộ gia đình người Bru-Vân Kiều ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình).
Phóng sự -
Thanh Hải -
11:32, 09/07/2021 Làng An Xá bên dòng Kiến Giang yên ả, từng thấm đượm bao kỉ niệm ấu thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quê nhà Lệ Thủy. Những con sóng bạc đầu nơi đảo Yến - Vũng Chùa như vỗ về tướng Giáp, ru mãi giấc ngủ ngàn năm. Từ An Xá đến Vũng Chùa đã là một vòng non nước Quảng Bình, đưa ta qua bao miền kí ức về một vị tướng huyền thoại của dân tộc.
Trên mảnh đất nắng gió của quê hương Quảng Bình có một “đặc sản văn hóa” đã trở thành máu thịt của bao thế hệ người dân nơi đây, đó là giai điệu Hò khoan mang “cốt cách” riêng của người dân vùng đất Lệ Thủy. “Đặc sản” này đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.